Tin mới
  • Đề xuất 'rót vốn' gần 100.000 tỷ đồng làm 2 tuyến đường sắt đô thị trên cao

  • Thu hồi Sữa chống nắng DSK UV của Dược phẩm VShine

  • Bảo hiểm Quân đội (MIC) được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 2.100 tỷ đồng

  • Đề xuất thí điểm cho thuê căn hộ dịch vụ ngắn ngày trong chung cư từ 1/9

  • Bộ VHTT&DL đề xuất nội dung quảng cáo: Không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế

  • Ông chủ Rượu Vodka Hà Nội, Rượu Nếp Mới thoát lỗ 6 tháng nhưng chưa 'tỉnh cơn say lỗ' quý II/2025

  • Lộ diện chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Kim Bảng 4 tại Ninh Bình

  • Thủ tướng yêu cầu rà soát, chuẩn hóa lại các thủ tục hành chính về đất đai

  • Giá vàng trong nước đi ngang, thị trường vàng thế giới chao đảo

  • Từ hôm nay khách hàng mua vé tàu đi Trung Quốc tại tất cả các nhà ga, hướng dẫn quy trình mua vé

  • GELEX Electric (GEE) lãi 1.330 tỷ đồng sau 6 tháng, doanh thu quý II/2025 tăng 22,6%

  • Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới bất chấp thông tin Trump định sa thải Chủ tịch Fed

  • Giá dầu thô tiếp tục gặp sức ép trước tín hiệu nguồn cung yếu

  • Giá đậu tương chấm dứt chuỗi ba phiên suy yếu

  • Novaland muốn hoán đổi khoản nợ 2.645 tỷ thành cổ phần

  • Hơn 5,2 tỷ USD kiều hối chuyển về TP HCM trong nửa năm

  • Nhận định phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/7: 'Rủi ro ngắn hạn gia tăng, tránh mua đuổi'

  • Khởi công 5 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc-Nam vào ngày 19/8

  • Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để đổi xe máy điện

  • VinSpeed của ông Phạm Nhật Vượng tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Bộ VHTT&DL đề xuất nội dung quảng cáo: Không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế

12:11 |  17/07/2025

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Tại Chương II, dự thảo Nghị định đã bổ sung, hoàn thiện quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể về nội dung quảng cáo bắt buộc, nội dung khuyến cáo, nội dung cảnh báo, hành vi bị cấm trong quảng cáo đối với từng nhóm sản phẩm.

Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

Dự thảo Nghị định liệt kê cụ thể 11 nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, bao gồm: 1- Mỹ phẩm; 2- Thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; 3- Sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo; 4- Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; 5- Thiết bị y tế; 6- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; 7- Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, giống thủy sản, giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi; 8- Phân bón; 9- Giống cây trồng; 10- Thuốc; 11- Đồ uống có cồn, bao gồm rượu, bia và các sản phẩm đồ uống có chứa cồn thực phẩm khác.

Đồng thời, bổ sung mở rộng khả năng bổ sung các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế để quảng cáo

Dự thảo nêu rõ các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo mỹ phẩm:

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế. Trường hợp tên mỹ phẩm đã bao gồm các thông tin về tính năng, công dụng thì không phải thể hiện nội dung này trong sản phẩm quảng cáo.

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc. Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Khi quảng cáo mỹ phẩm không sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác.

Trước đó, Nghị định 181/2013/NĐ-CP cũng quy định không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc nhưng chưa có quy định chi tiết về việc không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế. 

Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thực phẩm

Dự thảo Nghị định yêu cầu đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, phải có cụm từ nhận diện rõ ràng và quy định khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” phải được thể hiện rõ ràng, trừ trường hợp quảng cáo âm thanh dưới 15 giây nhưng phải thể hiện trong nội dung quảng cáo. 

Trước đó, Nghị định 181/2013/NĐ-CP chỉ yêu cầu khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” và không có quy định cụm từ nhận diện rõ ràng hay ngoại lệ cho quảng cáo âm thanh.

Cụ thể, nội dung quảng cáo thực phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau: Tên thực phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; tên, địa chỉ nhà sản xuất sản phẩm.

Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải có cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; thực phẩm bổ sung phải có cụm từ: “Thực phẩm bổ sung”; thực phẩm dinh dưỡng y học phải có cụm từ “Thực phẩm dinh dưỡng y học" và “sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải có cụm từ “Sản phẩm dinh dưỡng cho đối tượng cụ thể”.

Nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có các thông tin quy định và các nội dung sau: Công dụng của sản phẩm, các cảnh báo sức khoẻ (nếu có); khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; việc quảng cáo có sử dụng âm thanh với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc khuyến cáo, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong nội dung quảng cáo.

Đối với sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Dự thảo Nghị định bắt buộc có nội dung “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” ở phần đầu quảng cáo và nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”. 

Nghị định 181/2013/NĐ-CP chỉ yêu cầu tên sản phẩm và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/bo-vhttdl-de-xuat-noi-dung-quang-cao-khong-su-dung-hinh-anh-ten-cua-cac-don-vi-ca-nhan-y-te-d29621.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.