Thứ hai 30/06/2025 10:16
Tin mới
  • Hàng hóa giảm thuế VAT 2% phải khai báo theo mã riêng

  • Bảng giá đất mới nhất ở Đà Nẵng tăng mạnh, nơi cao nhất hơn 340 triệu đồng/m2

  • Gần 40.000 tỷ đồng được NHNN bơm ròng tuần qua, lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ

  • Quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

  • Schneider Electric dẫn đầu Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp bền vững nhất thế giới 2025

  • Cuộc đua AI: Kỷ nguyên kinh tế siêu trí tuệ AGI đang đến gần

  • Chuyên gia khuyến nghị phân bổ danh mục đầu tư tiền mã hóa lên tới 40% gây sửng sốt

  • Cổ phiếu Coinbase tăng mạnh nhất S&P 500 trong tháng 6 - Nhiều dư địa để bứt phá

  • GRI công bố các tiêu chuẩn báo cáo ESG mới về biến đổi Khí hậu và năng lượng, tích hợp nguyên tắc chuyển đổi công bằng

  • Dù thị trường tăng điểm, các quyết sách của Trump vẫn khiến phố Wall lo lắng

  • Fed: Các ngân hàng Mỹ đủ sức chống chọi suy thoái, mở đường cho tăng cổ tức

  • Chấp thuận đầu tư Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp có casino vốn đầu tư tối thiểu 2 tỷ USD tại Vân Đồn

  • Chứng khoán TPS có tân Chủ tịch HĐQT, thừa nhận sự cố trái phiếu Bamboo Capital ảnh hưởng đến trái chủ

  • Hà Nội kiểm tra vụ xây dựng không phép ở Ba Vì

  • Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục cao mới vào phiên giao dịch cuối tuần

  • Hơn 311 triệu cổ phiếu Taseco Land (TAL) được chấp thuận niêm yết trên sàn HoSE

  • Phát hiện công ty về dược mỹ phẩm không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

  • An Thịnh liên tiếp lỗ lũy kế lên gần 57,9 tỷ đồng, vừa hút thêm 5.000 tỷ từ phát hành trái phiếu

  • Kon Tum gọi đầu tư 3 dự án đô thị gần 790ha, vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD

  • Một startup AI 'lọt vào tầm ngắm' của OpenAI nhưng bị Mỹ đưa vào danh sách đen'

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Bản tin COVID-19 sáng 3/5: Người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19

08:00 |  03/05/2022

Bản tin COVID-19 sáng ngày 3/5 đáng chú ý với loạt thông tin sau: Bộ Y tế xin ý kiến về 2 tình huống ứng phó với dịch COVID-19; Người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19; Ngày 2/5 số ca COVID-19 tiếp tục giảm còn 3.123 và có 10 tỉnh không ghi nhận ca nhiễm mới.

Bộ Y tế xin ý kiến 2 tình huống ứng phó với dịch COVID-19

Trước đó, Bộ Y tế có công văn xin ý kiến thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, UBND 63 tỉnh/thành phổ, các đơn vị liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Để chủ động, sẵn sàng ứng phó, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, chủ động bám sát tình hình thực tế, tiếp tục tăng cường các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để vừa kiểm soát tốt dịch COVID-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Nghị quyết 38/NQ-CP về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Trên cơ sở kế hoạch của Tổ chức Y tế thế giới, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP, Bộ Y tế xây dựng các tình huống dịch COVID-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững như sau:

Tình huống thứ nhất: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước hoặc xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Tình huống thứ hai: Xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

Vaccine là biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong

Trong 2 tình huống này, Bộ Y tế nhấn mạnh một trong 4 nguyên tắc đặt ra là vaccine là biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong; tỷ lệ bao phủ vaccine cao ở tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương và nhóm nguy cơ cao là nền tảng để từng bước nới lỏng các biện pháp y tế và biện pháp xã hội khác.

Trong tình huống thứ nhất, Bộ Y tế đề xuất một số hoạt động tập trung ở tình huống này là nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn; tiêm mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi và sớm triển khai tiêm cho các nhóm đối tượng ngay trong năm 2022.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường theo dõi giám sát, xét nghiệm phát hiện kịp thời các biến chủng đáng lo ngại (VOC) và những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền và hiệu quả của các biện pháp can thiệp; triển khai giám sát giải trình tự gen tại các điểm giám sát trọng điểm để phát hiện sự tiến hóa của virus; mở rộng giám sát SARS-CoV-2 trên động vật (bao gồm cả vật nuôi và động vật hoang dã).

Về các biện pháp xã hội, kịch bản tình huống 1 của Bộ Y tế đề xuất tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ, song xem xét giảm bớt hoặc nới lỏng các điều kiện, hướng dẫn để tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân triển khai thực hiện.

Cùng đó, đánh giá việc thực hiện, điều chỉnh các chỉ số, ngưỡng xác định cấp độ dịch phù hợp với bản chất dịch, đáp ứng thực tế, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác hậu cần, ngoài việc tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu, Bộ Y tế cũng đề xuất rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Trong 2 tình huống phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế nhấn mạnh một trong 4 nguyên tắc đặt ra là vaccine là biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong. Ảnh minh họa
Trong 2 tình huống phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế nhấn mạnh một trong 4 nguyên tắc đặt ra là vaccine là biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong. Ảnh minh họa

Với tình huống thứ hai, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổ chức y tế thế giới, các nhà sản xuất vaccine để cập nhật các loại vaccine phù hợp với biến chủng mới virus SARS-CoV-2, kịp thời báo cáo Chính phủ để cập nhật và cho phép mua bổ sung phục vụ tiêm chủng cho người dân.

Tiếp tục triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tổ chức rà soát, tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền mạn tính) hoặc người đã tiêm đủ mũi vaccine trên 3 tháng.

Đồng thời, theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; tăng cường công tác giám sát sự xâm nhập của biến thể mới của virus tại các cửa khẩu, khu vực biên giới…; tiếp tục giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, tập trung giám sát các trường hợp nhập viện, điều trị tích cực và các trường hợp tử vong.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở…

Đồng thời, tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.

Ở tình huống này sẽ thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch "5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác".

Về các biện pháp xã hội, tình huống 2 đặt ra việc thực hiện nghiêm việc đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Tại Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023, Bộ Y tế đưa ra thông tin, sau hơn hai năm, dịch COVID-19 do các biến thể mới của SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, khiến quá trình lây lan nhanh hơn và mức độ nhiễm bệnh nhiều hơn so với chủng ban đầu.

Trong các nước của ASEAN, một số nước đã đưa các tiêu chí để coi COVID-19 là bệnh lưu hành. Indonesia quy định để coi COVID-19 là bệnh lưu hành, tỷ lệ sử dụng giường bệnh phải dưới 5% và tỷ lệ dương tính phải dưới 1% dân số.

Thái Lan từ ngày 1/7/2022 sẽ coi COVID-19 là bệnh lưu hành với điều kiện tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% (hiện nay tỷ lệ này là gần 0,2%). Theo đó, Thái Lan sẽ bỏ yêu cầu xét nghiệm, bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, ngoại trừ với những người đang nhiễm bệnh.

Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu số ca mắc mới giảm liên tục, số ca nặng và tử vong cũng giảm, trong khi tỷ lệ bao phủ vaccine tăng.

Tổ chức Y tế thế giới nhận định dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành. Ngày 31/3, Tổ chức Y tế thế giới ban hành Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi Tổng Cục thể dục thể thao (Trung tâm điều hành SEA Games 31) về việc dừng khai báo với COVID-19 phục vụ SEA Games 31.

Bộ Y tế cho biết ngày 14/4, Bộ Y tế đã có hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ SEA Games 31 trong đó có nội dung điều kiện khai báo y tế đối với người nhập cảnh để làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết thêm, mới đây, Bộ Y tế thông báo tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4/2022. Duy trì giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam để tham gia, tham dự SEA Games cũng không phải khai báo y tế với COVID-19.

Tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19. Ảnh minh họa
Tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19. Ảnh minh họa

Cục Y tế dự phòng đề nghị Tổng Cục thể dục thể thao (Trung tâm điều hành SEA Games 31) báo cáo cho Ban Tổ chức SEA Games 31 và thông báo cho tất cả các đoàn tham dự SEA Games 31.

Trước đó, tại hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ SEA Games 31, Bộ Y tế nêu rõ, đối với khách mời cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, Trưởng, Phó trưởng đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 không bắt buộc phải có giấy xác nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính khi nhập cảnh, cũng không phải xét nghiệm sau khi nhập cảnh, đồng thời không yêu cầu phải cách ly.

Đối với quan chức, trọng tài, vận động viên, thành viên của các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong vòng 24 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và có chứng nhận xét nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thực hiện xét nghiệm cấp;

Thực hiện khai báo y tế tại tokhaiyte.vn, không yêu cầu phải cách ly, tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khai báo cho trưởng đoàn thể thao và đầu mối của Ban Tổ chức để tổng hợp, theo dõi...

Ngày 2/5: Ca COVID-19 tiếp tục giảm còn 3.123; Có 10 tỉnh không ghi nhận F0 mới

Ca COVID-19 tiếp tục giảm còn 3.123

Tính từ 16h ngày 01/5 đến 16h ngày 02/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.123 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 3.122 ca ghi nhận trong nước (giảm 595 ca so với ngày trước đó) tại 53 tỉnh, thành phố (có 2.615 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (761), Phú Thọ (185), Yên Bái (176), Quảng Ninh (151), Bắc Ninh (150), Tuyên Quang (132), Vĩnh Phúc (124), Lào Cai (123), Nghệ An (116), Hưng Yên (101), Thái Bình (92), Quảng Bình (73), Thái Nguyên (71), Bắc Kạn (70), Hà Tĩnh (68), Đà Nẵng (61), Bà Rịa - Vũng Tàu (50), Hải Dương (47), Cao Bằng (47), Lâm Đồng (45), Sơn La (31), Ninh Bình (29), Hà Giang (28), Lạng Sơn (28), Thanh Hóa (28), Hà Nam (28), TP. Hồ Chí Minh (26), Nam Định (23), Bình Phước (22), Phú Yên (21), Quảng Ngãi (20), Quảng Trị (20), Cà Mau (18), Quảng Nam (17), Bình Dương (15), Gia Lai (14), Lai Châu (13), Điện Biên (13), Đồng Nai (13), Hòa Bình (12), Hải Phòng (11), Tây Ninh (11), Bến Tre (9), Khánh Hòa (7), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (3), Trà Vinh (3), Thừa Thiên Huế (2), Long An (2), Vĩnh Long (2), Đồng Tháp (2), Kiên Giang (2), Cần Thơ (1).

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều 2/5.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều 2/5.

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-120), Nghệ An (-94), Bắc Giang (-73).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+150), Hà Tĩnh (+68), Ninh Bình (+29).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 5.938 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.656.649 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.717 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.648.899 ca, trong đó có 9.262.639 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.587.690), TP. Hồ Chí Minh (608.476), Nghệ An (481.842), Bắc Giang (385.296), Bình Dương (383.418).

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/ban-tin-covid-19-sang-3-5-nguoi-nhap-canh-vao-viet-nam-tham-gia-sea-games-31-khong-phai-khai-bao-y-te-voi-covid-19-d6189.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.