Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/7, VN-Index tăng 2,77 điểm (0,18%) lên 1.512,31 điểm. HNX-Index tăng 1,48 điểm (0,6%) lên 249,33 điểm. UPCoM-Index tăng 0,78 điểm (0,75%) lên mức 104,8 điểm.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu VN30 đóng cửa với 17 mã tăng và 13 mã giảm giá.
Trong đó, VJC tăng mạnh nhất khi tăng trần lên 108.800 đồng/cổ phiếu, tiếp đến HDB tăng 4,13% lên 26.500 đồng/cổ phiếu, VPB tăng 3,78%, VNM tăng 2,49%, VIB tăng 2,3%, GVR tăng 1,97%, SAB tăng 1,67%, GAS tăng 1,62%, BCM tăng 1,47%.
Các mã: ACB, CTG, MBB, MWG, PLX, SHB, SSI, TPB tăng nhẹ.
Ở chiều ngược lại, VHM giảm sâu nhất khi để mất 3,46% xuống 92.200 đồng/cổ phiếu, tiếp đến VRE giảm 2,5%, VIC giảm 2,13%, LPB giảm 1,81%, STB giảm 1,62%.
Các mã còn lại: BID, BVH, FPT, HPG, MSN, SSB, TCB, VCB giảm nhẹ.
Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thép ngoại trừ HPG giảm nhẹ, HMC, SMC dừng ở tham chiếu, còn lại đều khởi sắc. Cụ thể, HSG tăng 4,71% lên 18.900 đồng/cổ phiếu, NKG tăng 2,77%, VCA tăng 1,97%, DTL, TLH tăng nhẹ.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch tích cực, kết phiên tăng 1,4%. Bên cạnh SSI đã kể trên, CTS, VDS tăng trần lên lần lượt 36.800 đồng/cổ phiếu và 16.850 đồng/cổ phiếu, VIX tăng 4,84% lên 21.650 đồng/cổ phiếu, VND tăng 2,36%, AGR tăng 1,83%, TVB tăng 1,62%, TVS tăng 1,29%, APG tăng 1,23%, BSI, DSC, FTS, HCM, ORS, TCI tăng nhẹ. Ở chiều giảm, DSE giảm 1,15%, VCI giảm nhẹ.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chốt phiên tăng 0,32%. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, LPB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã khác như: EIB giảm nhẹ, MSB tăng 1,49%, NAB tăng 1,69%, OCB tăng nhẹ.
Nhóm cổ phiếu bất động sản chịu sức ép từ các cổ phiếu họ Vingroup, giảm 1,59%. Ngoài các mã: VIC, VHM, VRE, BCM đã kể trên, LDG giảm sàn, DRH giảm 4,08%, HPX giảm 3,11%, ITC giảm 3,16%... Ở chiều ngược lại, SJS tăng trần lên 140.000 đồng/cổ phiếu, HDC tăng 4,21%, SZL tăng 2,16%, TN1 tăng 2,46%,…
Các nhóm ngành cổ phiếu khác như: Vận tải tăng 2,55%, dịch vụ viễn thông tăng 1,5%, thương mại hàng không thiết yếu tăng 1,04%, bảo hiểm, nguyên vật liệu, tiện ích, hàng hóa công nghiệp, thực phẩm đồ uống và thuốc lá, năng lượng tăng nhẹ.
Ở chiều ngược lại, dịch vụ tiêu dùng, phần mềm và dịch vụ giảm nhẹ.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay ở mức 42.169 tỷ đồng, tăng 8% so với hôm trước, trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 37.900 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 15.758 tỷ đồng.
Khối ngoại đảo chiều mua ròng giá trị 249 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 3.582 tỷ đồng và bán ra 3.334 tỷ đồng.
Những mã được mua nổi bật là FRT 344 tỷ đồng, VPB 219 tỷ đồng, HDB 112 tỷ đồng, VNM 106 tỷ đồng, SSI 103 tỷ đồng,… Ngược lại, những mã bị đẩy bán mạnh chủ yếu VIX 238 tỷ đồng, SHB 114 đồng, VHM 100 tỷ đồng, DIG 83 đồng, CEO 82 tỷ đồng,…
CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI): Ở thời điểm hiện tại, VN-Index đang tiệm cận mức đỉnh lịch sử (1.535 điểm) và có tín hiệu thanh khoản gia tăng mạnh, nhưng biên độ tăng điểm không cao, thậm chí có phần bị thu hẹp khi kết phiên.
Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong vài phiên tới và chúng ta cần thận trọng hơn trong vị thế mua đuổi, ưu tiên bảo vệ lợi nhuận trong thời điểm hiện tại và duy trì tỷ lệ tiền mặt cao hơn cổ phiếu.
CTCK Asean: Chỉ số VN-Index kết phiên với cây nến đỏ trên đồ thị ngày đi cùng với thanh khoản duy trì ở mức cao. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1,43 tỷ đơn vị, vượt trội so với phiên liền trước, không chỉ thể hiện tâm lý lạc quan của lực cầu mà còn cho thấy áp lực của phe bán quanh đỉnh cũ. Hiện chỉ số vẫn đang vận động trong sóng Tăng (3) theo mẫu hình Elliot.
Chúng tôi nhận định rung lắc vẫn là diễn biến chính của chỉ số trong ngắn hạn do ảnh hưởng từ trạng thái quá mua của các chỉ báo động lượng.
ASEANSC Research khuyến nghị nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể cân nhắc canh chốt lời từng phần, đặc biệt với các cổ phiếu đang kéo tăng liên tục và tiếp cận các vùng kháng cự mạnh trên đồ thị kỹ thuật (ví dụ: đỉnh lịch sử)
Trong khi đó, nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao có thể xem xét gia tăng tỷ trọng từng phần tại các nhịp rung lắc, điều chỉnh. Ưu tiên tìm cơ hội vẫn là những nhóm ngành dẫn dắt dòng tiền và có chính sách hoặc câu chuyện hỗ trợ, ví dụ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, v..v.
CTCK SHS: Chỉ số VN-Index đang hướng đến vùng giá cao nhất lịch sử 1.530-1.537 điểm. Các vị thế mua, giao dịch có tính chất luân chuyển ngắn hạn, dựa trên kỳ vọng, thông tin kết quả kinh doanh quý II.
Những diễn biến ngắn hạn đang cho thấy dòng tiền ngắn hạn đang dần suy giảm. Một số vị thế giao dịch giá cao ở một số mã đang không mang lại khả năng sinh lợi.
Trong giai đoạn này, khi các thông tin kết quả kinh doanh quý II công bố. Nhà đầu tư nên ưu tiên đánh giá kỹ các giao dịch đầu cơ ngắn hạn, đánh giá rủi ro đối với danh mục hiện tại.
Cùng với đó, xem xét thực hiện hóa từng phần lợi nhuận nếu có, đối với các mã đạt kỳ vọng, bắt đầu dần suy yếu khi VN-Index hướng đến vùng giá đỉnh lịch sử tháng 1/2022.
© thitruongbiz.vn