Năm 2021, lần đầu tiên tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk vượt mốc 60.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm. Cùng với đó, trên sàn chứng khoán HoSE, Vinamilk (mã chứng khoán VNM) rơi xuống vị trí thứ 10 về giá trị niêm yết, tụt một bậc so với tháng 1. Đây cũng là vị trí thấp nhất trong nhiều năm qua của Vinamilk trên bảng xếp hạng vốn hóa của HoSE.
Theo công bố từ Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM HoSE), năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 98,2% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 10.633 tỷ đồng, giảm hơn 5,3% so với năm 2020 và đạt 94,6% mục tiêu năm.
Về cơ cấu doanh thu, doanh thu thuần nội địa đạt 51.202 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ, xuất khẩu trực tiếp đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ và doanh thu thuần các chi nhánh nước ngoài đạt 3.589 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại giảm 4,4% với cùng lý do như giai đoạn trước. Từ khi vượt mốc 10.000 tỷ đồng lãi trước thuế vào năm 2016, Vinamilk không giữ được phong độ tăng trưởng tốt như giai đoạn trước. Năm 2018, lợi nhuận doanh nghiệp giảm nhưng ở mức nhẹ gần 1,5% chủ yếu do giá vốn tăng nhanh. Trong hai năm tiếp theo, kết quả kinh doanh của Vinamilk tăng chậm rãi.
Doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk 5 năm qua. Đơn vị: tỷ đồng. Ảnh: ndh.vn |
Năm 2022, Vinamilk dự kiến đạt tổng doanh thu hơn 64.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 12.000 tỷ đồng. Trong khi chỉ tiêu doanh thu tăng gần 5% so với năm ngoái, lợi nhuận lại được dự đoán đi lùi hơn 7%. Nếu không vượt kế hoạch đề ra, năm nay sẽ là lần thứ hai liên tiếp lợi nhuận Vinamilk tăng trưởng âm.
Báo cáo thường niên của doanh nghiệp chỉ ra, Vinamilk phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức liên quan tới tình trạng khan hiếm nguồn cung nguyên, vật liệu đầu vào, giá cả hàng hóa thức ăn chăn nuôi leo thang, giá cước vận tải tăng cao...
Về tổng thể, giá thức ăn chăn nuôi tăng 30-40% trong năm ngoái và chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2022. Giá nhập khẩu tăng kéo theo trong nước tăng, trong đó nguồn thức ăn thô xanh phải cạnh tranh quyết liệt về giá và nguồn cung. Ngoài ra, cước phí vận chuyển trong nước tăng khoảng 20%, quốc tế tăng khoảng 500% đã góp phần đẩy chi phí sản xuất sữa tươi nguyên liệu tăng cao.
Hoạt động thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk từ hộ chăn nuôi ở một số địa phương gặp khó khăn do giãn cách xã hội kéo dài. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, một số loại không có nguồn cung nên khẩu phần ăn của bò thay đổi làm ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi nông hộ, dẫn tới nhiều hộ nông dân buộc phải dịch chuyển ngành nghề.
Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), đến hết tháng 2, tổng cộng 48 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu tại HoSE đạt vốn hóa tỷ USD, tăng thêm 4 doanh nghiệp so với tháng trước.
Đáng chú ý, cũng theo HoSE cũng doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam - Vinamilk rơi xuống vị trí thứ 10 về giá trị niêm yết, tụt một bậc so với tháng 1. Đây cũng là vị trí thấp nhất trong nhiều năm qua của Vinamilk trên bảng xếp hạng vốn hóa của HoSE. Vốn hóa của Vinamilk sụt giảm còn 163.853 tỷ đồng, tương đương 7,2 tỷ USD.
Xuyên suốt lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp có thời gian nắm giữ vị trí cao về vốn hóa trong thời gian dài nhất. Đáng tiếc, trong gần 4 năm qua, đại gia ngành sữa không còn giữ vị trí đầu bảng nhưng vẫn thường xuyên nằm trong top 5 doanh nghiệp có giá trị niêm yết lớn nhất trước khi rớt khỏi nhóm này từ giữa năm 2021. Vinamilk liên tục rớt hạng về giá trị khi cổ phiếu của doanh nghiệp trong một năm qua giảm hơn 20%.
Cổ phiếu VNM từng có thập kỷ huy hoàng 2007-2017 khi thị giá liên tục đi lên nhờ kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu luôn được săn đón nhờ mang lại khoản lợi nhuận đều đặn hàng năm. Theo đó Vinamilk cũng từng là mã chứng khoán có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường trước năm 2017.
Tuy nhiên việc thiếu động lực tăng trưởng trong kinh doanh sau đó đã khiến định giá doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn hơn. Đến cuối tháng 5/2021, Vinamilk bị đánh bật khỏi top 5 vốn hóa. Đà rơi cổ phiếu vẫn tiếp tục trong thời gian sau đó khiến vốn hóa Vinamilk đang giảm về khoảng 159.000 tỷ đồng (chỉ tương đương thời điểm VN-Index đạt 700 điểm), chính thức rời khỏi top 10 công ty quy mô lớn nhất.
Không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả khối ngoại cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi VNM là một trong các mã bị nước ngoài bán ròng lớn nhất. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Vinamilk đã giảm xuống còn quanh 54%. Thực tế lợi nhuận trước thuế công ty đã chững lại trong khoảng 12.000-13.000 tỷ đồng 5 năm trở lại đây, trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng dù tốc độ không cao.
Chứng khoán VCBS đánh giá thị trường sữa tươi nội địa sẽ dần ổn định trong năm 2022 nhưng Vinamilk sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2-3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy tăng trưởng từ 2 con số từ 2023-2024 trở đi.
Đóng cửa phiên giao dịch 2/3, thị giá cổ phiếu VNM của Vinamilk giảm còn 78.500 đồng/cổ phiếu, là vùng giá thấp nhất của VNM trong gần 2 năm qua kể từ tháng 5/2020. Tại thời điểm đó, cả thị trường chứng khoán vừa trải qua đợt lao dốc khi dịch COVID-19 lần đầu bùng phát. Và kể từ đó đến nay, nhiều cổ phiếu bluechip trong nhóm VN30 đã tăng giá vài trăm phần trăm trong khi VNM lại thuộc nhóm số ít đi giật lùi.
Vinamilk rơi xuống vị trí thấp nhất trong nhiều năm qua trên bảng xếp hạng vốn hóa của HoSE.. Ảnh minh họa |
Trong khi đó, áp lực bán mạnh cổ phiếu của nhà đầu tư khối ngoại cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị giá của VNM thời điểm hiện tại. Theo thống kê, VNM đang nằm trong top 3 doanh nghiệp bị nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn mạnh nhất với tổng giá trị 6.600 tỷ đồng.
Tại thị trường trong nước, dự báo ngành sữa năm 2022 sẽ không có nhiều dư địa tăng trưởng, thị trường sữa đang ở mức bão hòa, do đó rất ít cơ hội để VNM tăng trưởng mạnh. Không những vậy, SSI Research nhận định, VNM khó có thể gia tăng thị phần trong nước do đã dẫn đầu trong nhiều năm.
Động lực tăng trưởng khác mà VNM có thể kỳ vọng là xuất khẩu sữa sang một số thị trường, như Tây Âu, nhất là thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, năm 2022, việc xuất khẩu sữa sang Trung Quốc có thể khó khăn hơn nước này đang lên kế hoạt mở rộng đàn bò để cung cấp nguồn cung sữa cho thị trường trong nước. Bên cạnh đó, do dịch Covid-19 nên thị trương này vẫn thắt chặt điều kiện xuất nhập khẩu.
Còn đối với Tây Âu, đây là thị trương đầy khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng, vốn dĩ các hãng sữa châu Á từ lâu đã muốn xâm nhập vào cũng chật vật. Do vậy, không dễ để VNM sớm thành công.
Chiến lược mới như mở rộng sang các mảng khác, như thịt bò, dự tính sẽ đạt doanh 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên kỳ vọng ở mảng kinh doanh này phải chờ đến năm 2023 mới có thể đóng góp nhiều vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo mới đây của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, trong 2-3 năm tới, VNM không còn nhiều dư địa tăng trưởng, mặc dù công ty đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Chiến lược mới như mở rộng sang các mảng khác kỳ vọng đến năm 2023-2024 mới có thể đóng góp nhiều cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sản xuất thịt bò được VCBS xem là mảng tiềm năng nhất để tăng trưởng cho Vinamilk từ năm 2023-2024. Mảng kinh doanh mới có thể đạt tốc độ tăng trưởng hai con số sau khi hoạt động chính thức. Doanh thu từ thịt bò trong năm đầu tiên hoạt động có thể đạt 2.000 tỷ đồng. Trước mắt trong năm nay, Vinamlik sẽ thịt bò nhập khẩu từ Nhật Bản để bán.
Diễn biến giá cổ phiếu VNM thời gian gần đây (Nguồn: TradingView) |
Chốt phiên 24/3, cổ phiếu VNM của công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) tiếp tục giảm sâu về mốc 75.600 đồng, mất 10% so với thời điểm đầu năm và giảm hơn 20% trong một năm gần nhất. Thị giá này đã quay về vùng giá tương đương hồi cuối tháng 3/2020.
Diễn biến đó khiến nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu VNM thời gian vừa qua chịu lỗ nặng, nỗi buồn càng nhân lên trong bối cảnh thị trường chung 2 năm gần nhất có xu hướng đi lên khá tích cực và VNM cũng từng là cổ phiếu hấp dẫn bậc nhất trên sàn chứng khoán.
© thitruongbiz.vn