Thứ năm 01/05/2025 00:07
Tin mới
  • Khang Điền mới chỉ hoàn thành 18,68% kế hoạch doanh thu cả năm 2025

  • Hà Nội chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi

  • Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

  • VietinBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 5.499 tỷ đồng, hé lộ mức lương nhân viên bình quân mỗi tháng

  • Dược Hậu Giang lãi cao nhất 2 năm, vượt 31% kế hoạch lợi nhuận năm 2025

  • DIC Corp (DIG) lỗ 45,44 tỷ đồng trong quý I/2025

  • Quy định mới về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

  • Đề xuất mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội

  • 21 loạt đại bác rền vang trời chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm 'Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước' (30/4/1975 - 30/4/2025)

  • Dàn tiêm kích thả bẫy nhiệt của Không quân Nhân dân Việt Nam khuấy động bầu trời TP Hồ Chí Minh sáng 30/4

  • Lễ diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

  • Những điểm đến mang ý nghĩa lịch sử dịp 30/4 không thể bỏ qua

  • Địa điểm check-in tại Hà Nội dịp lễ 30/4-1/5

  • Điều gì khiến lợi nhuận 'ông lớn ngành bia' Sabeco 'bốc hơi' gần 22% trong quý I/2025

  • Bắt đầu chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống KRX sau phiên giao dịch ngày 29/4

  • Vụ án Khu dân cư Tân Thịnh: LDG phải hoàn trả hơn 668 tỷ đồng cho khách hàng, cựu chủ tịch lĩnh án

  • Sửa quy định về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán

  • Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,32% kế hoạch

  • Khởi tố thêm 4 bị can vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, lộ diện 'phi vụ' chi 150.000 USD nhờ người 'chạy án'

  • Kinh Bắc muốn làm khu đô thị tại Hưng Yên với mức tổng giá trị vượt trên 10% tổng tài sản của công ty

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Thị trường kim loại biến động trái chiều

09:26 |  05/03/2025

Giá bạc tiếp tục tăng 0,24% lên 32,11 USD/ounce, nâng mức tăng từ đầu năm 2025 lên 8,5%. Trong khi giá bạch kim giữ nguyên ở mức 971,9 USD/ounce.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, thị trường kim loại chứng kiến diễn biến phân hóa sau khi Mỹ siết chặt chính sách thuế quan đối với các đối tác thương mại quan trọng.

Chốt phiên giao dịch, giá bạc tiếp tục tăng 0,24% lên 32,11 USD/ounce, nâng mức tăng từ đầu năm 2025 lên 8,5%. Trong khi giá bạch kim giữ nguyên ở mức 971,9 USD/ounce.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác kinh tế lớn ngày càng leo thang. Các biện pháp thuế quan mới dự kiến sẽ làm xáo trộn gần 2.200 tỷ USD tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Mỹ và các đối tác.

Ngay lập tức, Trung Quốc lập tức đáp trả bằng cách áp thuế 10 – 15% đối với nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời hạn chế xuất khẩu và đầu tư đối với 25 doanh nghiệp Mỹ. Căng thẳng leo thang đã thúc đẩy dòng tiền dịch chuyển vào các tài sản an toàn như kim loại quý.

Trong khi đó, việc Mỹ áp thuế đối với Mexico và Canada – hai nhà cung cấp quan trọng trong ngành ô tô có thể làm gia tăng chi phí sản xuất, buộc các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng bạch kim. Cùng với đó, lo ngại về lạm phát gia tăng có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất ở mức cao, làm suy giảm sức hấp dẫn của nhóm kim loại quý. Một khảo sát của Reuters công bố ngày 4/3 cho thấy hơn 50% người dân Mỹ không đồng tình với cách Tổng thống Trump xử lý chi phí sinh hoạt, lo ngại các chính sách thuế quan mới có thể đẩy giá cả lên cao.

Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng COMEX giảm 1,1% xuống còn 4,56 USD/pound (tương đương 10.045 USD/tấn), nhưng vẫn cao hơn 5% so với cùng kỳ tháng 2. Trong khi đó, giá quặng sắt phục hồi 0,95%, đạt 100,8 USD/tấn.

Giá đồng suy yếu trong phiên gần nhất khi thị trường lo ngại các chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc có thể làm chậm lại tăng trưởng công nghiệp và sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều này kéo theo nguy cơ sụt giảm nhu cầu đối với đồng – kim loại quan trọng trong các ngành điện và xây dựng tại quốc gia tiêu thụ lớn nhất toàn cầu.

Ở một diễn biến khác, dữ liệu sơ bộ từ chính phủ Ấn Độ cho thấy lượng thép thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã chạm mức cao kỷ lục trong 10 tháng đầu năm tài chính 2024-2025. Đặc biệt, nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 11,7%, từ Trung Quốc nhích lên 3,4%, trong khi nhập khẩu từ Nhật Bản vọt tới 88,6%. Sự gia tăng này củng cố triển vọng tiêu thụ thép tại Ấn Độ – quốc gia nhập khẩu thép thô lớn thứ hai thế giới.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/thi-truong-kim-loai-bien-dong-trai-chieu-d27452.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.