Công ty CP Tập đoàn PAN thành lập năm 1998, hiện đứng vị trí thứ 78 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn PAN là công ty gì? Từ bỏ quét dọn, PAN đang kinh doanh những gì?
Tập đoàn PAN là công ty gì? |
Tập đoàn PAN là cách gọi tắt của Công ty CP Tập đoàn Pan được thành lập năm 1998 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với vốn đăng ký ban đầu là 250 triệu đồng. Năm 2005, công ty được cổ phần hóa và tăng vốn điều lệ lên 6,2 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, công ty liên tục tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đến tháng 10 năm 2015, công ty chính thức đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn PAN với vốn điều lệ là 1.731.011.410.000 đồng.
Tập đoàn PAN hiện có tổng tài sản hợp nhất hơn 11.336 tỷ, là một trong những công ty có vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 16 năm sau cổ phần hóa, PAN đã không ngừng phát triển, khẳng định vị thế là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở Việt Nam. PAN đặt mục tiêu trở thành thương hiệu thực phẩm được yêu thích của mọi gia đình châu Á, cung cấp những sản phẩm thuần khiết, sạch, ngon và chất lượng mỗi ngày, góp phần nâng cao và phong phú hóa cuộc sống của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Tập đoàn PAN (HOSE: PAN, tên giao dịch tiếng Anh: The Pan Group Joint Stock Company) có địa chỉ tầng 15, Tòa nhà ICON4, 243A Đê La Thành - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội.
PAN Group kinh doanh gì? |
PAN Group kinh doanh gì?
Tập đòa PAN tập trung đầu tư lớn vào Nông nghiệp thông qua Công ty Cổ phần PAN Farm (PAN Farm). PAN Farm đóng vai trò là đầu mối tập trung tối đa các nguồn lực để phát triển các cơ hội kinh doanh tiềm năng trên cơ sở các nền tảng riêng biệt có sẵn của các công ty thành viên.
Thế mạnh kinh doanh của Tập đoàn trong lĩnh vực Nông nghiệp là việc sở hữu các giải pháp đổi mới trong hai mảng kinh doanh là Giống và đầu vào nông nghiệp và Trồng trọt.
Mảng kinh doanh các giải pháp Giống và đầu vào nông nghiệp của PAN được thực hiện trên nền tảng chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – Vinaseed (Mã CK: NSC) và các đơn vị thành viên của Vinaseed. Vinaseed sản xuất và cung ứng các giống lúa, giống ngô, giống rau quả, chuyển giao công nghệ và các giải pháp quản lý canh tác bền vững, kinh doanh nông sản công nghệ cao và vật tư nông nghiệp thân thiện môi trường. Ngoài ra Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC), một thành viên mới của PAN Group cũng đã và đang cung cấp nhiều giải pháp đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hoặc dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu nông sản (khử trùng).
Sau khi chi hơn 524 tỉ đồng mua gần 7,4 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Bibica (BBC), tương ứng 39,9%. Tập đoàn PAN nâng sở hữu tại bánh kẹo Bibica lên hơn 98%. Tập đoàn PAN bắt đầu tham gia đầu tư vào Bibica, doanh nghiệp bánh kẹo với gần 30 năm hoạt động vào đầu năm 2015. Trước đó, Tập đoàn Lotte từng muốn sở hữu toàn bộ Bibica với kế hoạch đổi tên doanh nghiệp, xem Bibica là công ty con thực hiện gia công sản phẩm, không phát triển thị phần và thương hiệu vốn có.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 10 năm nắm giữ, đến đầu năm 2021, Lotte Corporation chính thức thông báo đã bán hết cổ phiếu BBC, tương đương hơn 44% cổ phần tại Công ty cổ phần Bibica, qua đó không còn nắm giữ cổ phiếu nào tại công ty này.
Sau khi từng bước nâng sở hữu tại BBC, Tập đoàn PAN xem bánh kẹo Bibica là một trong những ngành sản xuất kinh doanh chủ đạo trong lĩnh vực thực phẩm.
Tập đoàn PAN nâng sở hữu tại bánh kẹo Bibica lên hơn 98% |
Trong quý đầu năm nay, doanh thu Bibica giảm 10% nhưng nhờ lợi nhuận khác tăng mạnh, doanh nghiệp này báo lợi nhuận sau thuế hơn 130 tỉ đồng. Con số trên cao gấp hơn 17 lần so với cùng kỳ và vượt hơn 30% kế hoạch cả năm. Đây là mức lợi nhuận cao kỷ lục của Bibica kể từ khi niêm yết.
Năm 2020 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của PAN trong việc tăng cường kết nối và lan tỏa ảnh hưởng sâu rộng hơn với các đối tác trong nhiều lĩnh vực. Từ các tổ chức trong nước như Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD), Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI), Cục xúc tiến thương mại (Vietrade)… cho đến những tổ chức toàn cầu như Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH)… Các đối tác đều đánh giá cao, ủng hộ và sẵn sàng đồng hành với PAN trong chiến lược phát triển bền vững.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn PAN hiện nay là ông Nguyễn Duy Hưng, ông Hưng là người sáng lập Tập đoàn PAN, đồng thời là người sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán SSI - công ty đầu ngành trong lĩnh vực chứng khoán và đầu tư tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN - bà Nguyễn Thị Trà My |
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN hiện nay là bà Nguyễn Thị Trà My. Bà Trà My là đồng sáng lập, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN, đồng thời sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP CSC Vietnam. Trước đó, bà có 18 năm kinh nghiệm ở cương vị Giám đốc Tài chính và Phó Tổng Giám đốc tại Biomin Vietnam – công ty thuộc Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu của Áo hoạt động trên 100 quốc gia. Bà Trà My có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của trường Shidler College of Business, Đại học Hawaii (Hoa Kỳ), nơi bà nhận giải thưởng cựu sinh viên danh tiếng (Hall of Honor Awards) và đã hoàn thành khóa học về lãnh đạo doanh nghiệp tại trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
Ông Phạm Viết Muôn - Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Muôn từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương. Ông có kiến thức cùng kinh nghiệm sâu rộng trong việc tái cấu trúc và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Ông lấy bằng Tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô và đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì và Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tập đoàn PAN chính thức nói lời chia tay mảng dịch vụ vệ sinh công nghiệp - vốn là ngành nghề truyền thống của PAN để chuyển sang một hướng đi hoàn toàn mới với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm.
Theo đó, Pan Group đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại 2 công ty con (PAN nắm 100% vốn) là công ty TNHH Dịch vụ Xuyên Thái Bình và Công ty TNHH Liên Thái Bình cho đối tác Nhật Bản là công ty TNHH Nihon Housing Co. Ltd.
Được biết, năm 2012, công ty bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp với việc mua 2,6 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF), tương đương 20,2% vốn điều lệ công ty.
Được biết, năm 2012, Tập đoàn PAN bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất thực phẩm |
Từ đó đến nay, Tập đoàn PAN liên tục củng cố nền tảng trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc liên tục thâu tóm một loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành. Doanh nghiệp này đã mạnh tay chi tới gần 1.500 tỷ đồng để mua công ty nông nghiệp, thực phẩm bao gồm Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT), Bibica (BBC), Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF); Công ty Giống cây trồng trung ương (NSC).
Hiện tại, Pan Group đang nắm 62,86% cổ phần NSC, 42,3% cổ phần BBC, 63,3% cổ phần ABT và 61% cổ phần LAF.
Vậy, sau khi từ bỏ mảng kinh doanh cốt lõi, hiện doanh nghiệp này đang kinh doanh những gì? Dưới đây là các sản phẩm kinh doanh của Pan Group và các công ty con, công ty liên kết.
© thitruongbiz.vn