Ngày 5/12, Nông nghiệp BaF mới công bố thông tin Kế toán trưởng bị bán giải chấp và ngày 6/12, thông tin mới được công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Đồng nghĩa với việc, kết thúc 9 phiên giao dịch, Kế toán trưởng CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam mới công bố thông tin bị bán giải chấp.

Được biết, từ ngày 25/5 đến ngày 15/11, cổ phiếu BAF giảm hơn 58,6% từ 38.300 đồng về 15.850 đồng/cổ phiếu, sau đó hồi phục, tính tới ngày 6/12 đang giao dịch vùng 19.050 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, với giá 19.050 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu BAF đang thấp hơn 50,3% so với đỉnh ngày 25/5 và đồng thời cao hơn 20,2% so với đáy ngày 15/11.

Điểm đáng lưu ý, ngày 5/12, CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam mới công bố thông tin Kế toán trưởng bị bán giải chấp và ngày 6/12, thông tin mới được công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Như vậy, kết thúc 9 phiên giao dịch, Kế toán trưởng CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam mới công bố thông tin bị bán giải chấp.

Nông nghiệp BaF Việt Nam: Sau khi bị bán giải chấp 9 phiên, kế toán trưởng mới công bố thông tin
Kết thúc 9 phiên giao dịch, Kế toán trưởng CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam mới công bố thông tin bị bán giải chấp.

Theo điểm đ, Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch (trường hợp giao dịch kết thúc trước thời hạn đăng ký) hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về kết quả giao dịch đồng thời giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch hoặc không thực hiện hết khối lượng đăng ký (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục XV hoặc Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này”.

Như vậy, căn cứ quy định luật pháp hiện hành, Kế toán trưởng CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam có dấu hiệu báo cáo kết quả giao dịch trễ hơn so với quy định.

Được biết, cổ phiếu BAF chỉ là một cổ phiếu mới niêm yết trên sàn HoSE hơn 1 năm, cổ phiếu niêm yết ngày 3/12/2021. Trong đó, Chủ tịch là ông Trương Sỹ Bá, ông Trương Sỹ Bá đồng thời cũng là Chủ tịch Tập đoàn Tân Long.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 1.919,65 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 158 tỷ đồng, tăng 258,5% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 199,2% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 143,54 tỷ đồng lên 215,59 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 149%, tương ứng tăng thêm 3,1 tỷ đồng lên 5,18 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 149,7%, tương ứng tăng thêm 26,22 tỷ đồng lên 43,73 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 15,46 tỷ đồng lên 14,28 tỷ đồng (cùng kỳ ghi nhận âm 1,18 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 4.889,15 tỷ đồng, giảm 46,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 286,24 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ.

Xét về cơ cấu doanh thu, trong 9 tháng đầu năm, doanh thu bán nông sản giảm 54,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 4.632,4 tỷ đồng về 3.933,8 tỷ đồng; doanh thu hoạt động chăn nuôi tăng 95% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 465,5 tỷ đồng lên 955,4 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, BaF Việt Nam hoàn thành được 71,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, BaF Việt Nam ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 240,6 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 156,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 461,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 741,04 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, BaF Việt Nam đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và mở rộng đầu tư. Được biết, theo dữ liệu iBoard của Chứng khoán SSI, từ năm 2019 tới năm 2021, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh âm vượt 240,6 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2019 với giá trị âm 230,48 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/12, cổ phiếu BAF tăng 600 đồng về 19.050 đồng/cổ phiếu.