Phiên giao dịch ngày 16/07/2025, VN-Index đóng cửa ở mức 1,475.47 điểm, tăng 14.82 điểm (1.01%). Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định trong phiên giao dịch ngày 17/7, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng dần khi mức định giá của thị trường đang tiệm cận mức trung bình 10 năm. Nhà đầu tư tránh việc mua đuổi.
Trong phiên giao dịch chứng khoán hôm qua (16/7), VN-Index đã ghi nhận sự phục hồi tích cực sau phiên điều chỉnh giảm gần 10 điểm trước đó. Chỉ số này đóng cửa tại mức 1.475 điểm, tăng 14,82 điểm (tương đương 1,01%), nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, và HPG. Dòng tiền tiếp tục vận động sôi nổi, đặc biệt chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (mid-caps) thuộc các ngành chứng khoán, ngân hàng, bất động sản và đầu tư công. Nổi bật ở nhóm mã chứng khoán khi thanh khoản duy trì mức rất cao, thép, điện, xây dựng... những mã bắt đầu có kết quả kinh doanh quí II/2025 công bố tăng trưởng tích cực..., 105 mã giảm giá, tập trung ở các mã khu công nghiệp, dầu khí, bảo hiểm, tiêu dùng với áp lực bán tương đối bình thường và 52 mã giữ giá tham chiếu.
Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 30.000 tỷ đồng, với 215 mã tăng điểm và 103 mã giảm điểm, cho thấy lực mua áp đảo.
Trong phiên giao dịch ngày 17/7, CTCK AIS nhận định:
Chỉ số VN-Index đã thành công lấy lại mốc 1470 điểm, với sự đồng thuận tích cực ở nhiều nhóm ngành lớn như chứng khoán, bất động sản, đầu tư công.
Tâm lý của nhà đầu tư duy trì ổn định trong giai đoạn kết quả kinh doanh quý II dần lộ diện. Đặc biệt, dòng tiền đã dần luân chuyển sang các nhóm ngành như thép, điện, bán lẻ,..không còn quá tập trung vào nhóm ngân hàng và chứng khoán như trước.
Với lực cầu mạnh như hiện tại, chúng tôi đánh giá cao kịch bản thị trường sẽ đi ngang trong biên độ 1.450-1.480 điểm trước khi chinh phục lại vùng 1.500 điểm.
Nhà đầu tư có thể chốt lời, hiện thực hóa lợi nhuận ngắn hạn một số cổ phiếu đã tăng giá mạnh, đạt giá mục tiêu mà chúng tôi đã khuyến nghị. Cùng với đó, hạn chế FOMO mua đuổi các mã đã tăng giá mạnh để kiểm soát rủi ro.
CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI): Không loại trừ khả năng VN-Index sẽ chạm tới quanh mốc 1.515 điểm mới xuất hiện nhịp điều chỉnh.
Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại mức đỉnh của 2022 đang ở khá gần (1.535 điểm) nên khả năng có nhịp rung lắc là điều dễ xảy ra, nên chúng ta cần thận trọng, tránh việc mua đuổi.
Chúng ta có thể mở vị thế mua trở lại, nhưng ưu tiên những dòng cổ phiếu có nền tích lũy chặt và chưa tăng mạnh trong thời gian trước, để mua thăm dò. Tỷ trọng mua cổ phiếu ở giai đoạn này không quá lớn, ưu tiên ở mức 20% lượng tiền mặt đang có.
Trong khi đó, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và hướng về vùng 1.500 điểm của chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay 17/7. Đồng thời, nhịp điều chỉnh có thể nhanh chóng xuất hiện khi chỉ số VN-Index tiệm cận mức 1.500 điểm, nhưng rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng dần khi mức định giá của thị trường đang tiệm cận mức trung bình 10 năm và các cổ phiếu đang tăng mạnh vào vùng quá mua, đặc biệt lực cầu có dấu hiệu suy yếu ở các nhịp tăng.
“Nhà đầu tư có thể bán một phần tỷ trọng cổ phiếu để bảo toàn thành quả trong thời gian qua cũng như giảm rủi ro”, chuyên gia của YSVN khuyến nghị.
CTCK Vietcombank (VCBS): Chỉ số VN-Index có phiên tiệm cận ngày đáo hạn phái sinh tích cực, khi chinh phục trở lại ngưỡng 1.475 điểm với sắc xanh lan tỏa trên diện rộng, phủ nhận lại phiên giảm điểm gần 10 điểm hôm qua. Dòng tiền vận chuyển mạnh mẽ và tích cực hầu hết trên các ngành nghề và nhóm cổ phiếu.
Phiên đáo hạn phái sinh vào hôm nay (17/7), có thể đem đến các nhịp rung lắc trong phiên. Vì vậy, nhà đầu tư nên bám sát diễn biến thị trường, tránh mua đuổi trong đà tăng mạnh và cân nhắc giải ngân các nhóm cổ phiếu mới thu hút dòng tiền như bất động sản, đầu tư công, năng lượng, trong các nhịp rung lắc.
© thitruongbiz.vn