Sáng ngày 29/12/2021, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý IV và năm 2021.

Tại buổi Họp báo, Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam trong quý IV và năm 2021. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý 4 các năm 2011-2019.

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế
Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Tính chung năm 2021, GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý 1 tăng 4,72%; quý 2 tăng 6,73%; quý 3 giảm 6,02%; quý 4 tăng 5,22%) so với năm 2020 do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý 3/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế – xã hội nước ta vẫn duy trì tăng trưởng và đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

Các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã thực hiện tốt và hiệu quả công tác phòng, chống dịch; nhanh chóng triển khai Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, hỗ trợ mua và tự nghiên cứu, sản xuất vaccine, tiêm phòng miễn phí cho người dân nhằm đạt mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2021 cao nhất có thể.

Nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng, tuy không đạt được mục tiêu đề ra nhưng an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Kết quả tích cực nói trên khẳng định niềm tin của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, đúng đắn và kịp thời của Đảng, Quốc hội và sự điều hành quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và các địa phương. Bước sang năm 2022 với nhiều nguy cơ và thách thức đan xen.

Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2021:

– Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 2,58%

– Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 4,8%

– Số doanh nghiệp thành lập mới: 116.837 doanh nghiệp

– Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện: + 3,2%

– Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 1,84%

– Lạm phát cơ bản: + 0,81%

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: – 3,8%

– Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 19%

– Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 26,5%

– Xuất siêu: 4 tỷ USD

– Khách quốc tế đến Việt Nam: – 95,9%

– Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 50,5 triệu người

– Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc: 49 triệu người

– Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi: 3,22%

– Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi: 3,10%