Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 tăng 50,4%
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 tăng 50,4%

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản tháng 2/2022 giảm 26,9% so với tháng 1/2022 nhưng tăng mạnh 62,5% so với tháng 2/2021, đạt gần 637,86 triệu USD.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 1,51 tỷ USD, tăng mạnh 50,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 8,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 127,23 triệu USD, tăng 22,6%.

Thủy sản xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ chiếm 22,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt trên 345,84 triệu USD, tăng mạnh 82,8% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó riêng tháng 2/2022 đạt 146,29 triệu USD, giảm 26,8% so với tháng 1/2022 nhưng tăng mạnh 84,3% so với tháng 2/2021.

Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 13,9%, đạt gần 208,87 triệu USD, tăng 14,8%; riêng tháng 2/2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt 75,94 triệu USD, giảm mạnh 43,3% so với tháng 1/2022 nhưng tăng 8,9% so với tháng 2/2021.

Tiếp đến thị trường Trung Quốc trong tháng 2/2022 tăng mạnh 32,5% so với tháng 1/2022 và tăng mạnh 147,8% so với tháng 2/2021, đạt 82,54 triệu USD; cộng chung cả 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu sang thị trường này cũng tăng mạnh 102,6% so với cùng kỳ năm 2021; đạt 144,27 triệu USD, chiếm 9,6% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường FTA RCEP 2 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh 35,5% so với 2 tháng đầu năm 2021, đạt 641,64 triệu USD; Xuất khẩu sang thị trường FTA CPTTP tăng 26,8%, đạt 386,79 triệu USD. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường sang EU chiếm 11,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt trên 170,21 triệu USD, tăng mạnh 65,4%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 tăng 50,4%
Chế biến cá tra xuất khẩu

Kỳ vọng xuất khẩu thuỷ sản năm 2022 sẽ mang về trên 9 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù hiện tình hình lạm phát tại Mỹ tăng mạnh nhưng với các chính sách ổn định kinh tế của Mỹ thì nhu cầu tôm dự kiến vẫn tăng mạnh trong năm nay. Không chỉ tôm, Mỹ cũng tăng mạnh nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản từ Việt Nam như cá tra, đặc biệt cá ngừ tăng gấp hơn 3 lần.

Tình hình sản xuất, chế biến thuỷ sản gần như đã trở lại bình thường như trước dịch. Giá nguyên liệu trong nước cũng tăng nên cả nông, ngư dân và doanh nghiệp đều tích cực sản xuất. Nhu cầu của các thị trường đang rất cao, các doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng.

Diện tích nuôi tôm cả nước hiện đạt trên 740.000ha; sản lượng đạt trên 900.000 tấn/năm. Riêng sản lượng tôm sú Việt Nam đạt trên 250.000 tấn, đứng đầu thế giới. Dù diện tích tôm chỉ tăng khoảng 1,5%/năm nhưng sản lượng tôm tăng mạnh 10%/năm.

Yếu tố này chứng minh sự cải thiện quy trình nuôi liên tục, có năng suất cao hơn hẳn so với trước. Thị trường khởi sắc cộng với khả năng sản xuất tốt sẽ giúp sản phẩm tôm Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại các nước.

Sau ba năm giá thấp, giờ đây giá cá tra nguyên liệu đã đạt từ 27.000-30.000 đồng/kg. Hiện nay, các doanh nghiệp cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đáp ứng không kịp các đơn hàng.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 tăng 50,4%
Các địa phương cần đẩy nhanh việc cấp mã số vùng nuôi tôm với những cơ sở đủ điều kiện

Cùng với đó là cá tra sản xuất theo chuỗi đã đạt trên 87% và 100% diện tích nuôi được cấp mã số giúp truy xuất nguồn gốc sẽ là lợi thế để cá tra bứt tốc có thể đạt 2 tỷ USD trong năm nay.

Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP, hiện nay, các thị trường lớn nhập cá tra Việt Nam đều có sự tăng trưởng khá tốt và giá cao. Dự báo xuất khẩu cá tra trong năm 2022 tăng từ 20-25% so với năm 2021.

Không chỉ tôm hay cá tra, nhiều loại hải sản như mực, bạch tuộc, cua, ghẹ... đều ghi nhận với mức tăng trưởng ở hai con số.

Hiện các doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại thuỷ sản có thế mạnh. Sự tăng tốc ngay từ đầu năm được kỳ vọng xuất khẩu thuỷ sản năm 2022 sẽ mang về trên 9 tỷ USD - con số bị lỡ hẹn đã nhiều năm.

Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản, theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, các địa phương cần đẩy nhanh việc cấp mã số vùng nuôi tôm với những cơ sở đủ điều kiện, không chờ đợi đến khi Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được sửa đổi rồi “làm một thể.” Khi đó việc cấp mã số sẽ làm không kịp để đáp ứng nhu cầu của người nuôi và doanh nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường trong 2 tháng đầu năm 2022

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 9/3/2022 của TCHQ)

ĐVT: USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 tăng 50,4%
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 tăng 50,4%