Thứ tư 25/06/2025 02:01
Tin mới
  • Vingroup chuyển nhượng một phần siêu dự án Cần Giờ cho Vincom Retail

  • 'Hậu pháo' khai vận chuyển tiền bằng vali, danh sách nhận hơn 132 tỷ đồng tiền hối lộ, xin bán 196 bất động sản khắc phục

  • Quy hoạch cao tốc từ Hồ Tràm đến sân bay Long Thành 17.000 tỷ đồng, theo phương thức PPP

  • VN-Index tạo đỉnh mới, khối ngoại mua ròng gần 230 tỷ đồng nhà đầu tư nên làm gì trong phiên ngày 25/6?

  • Kiến nghị cho phép Ngân hàng Chính sách Xã hội dùng sử dụng hơn 6.000,000 tỷ đồng vốn đã thu hồi để cho vay

  • Giá vàng thế giới chao đảo, thị trường trong nước đứng yên

  • Chính thức quản lý cán bộ, công chức, tính lương thưởng theo vị trí việc làm

  • Lo ngại sương giá hỗ trợ giá cà phê, thị trường trong nước đi ngang

  • Cổ đông bác đề xuất Ricons niêm yết cổ phiếu

  • Gần 60 triệu lượt hành khách qua cảng hàng không nửa đầu 2025

  • Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ khi xung đột bắt đầu nổ ra

  • Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau tin Iran và Israel đạt thỏa thuận ngừng bắn

  • Kinh Bắc (KBC) muốn dùng tài sản của công ty con để bảo đảm cho nghĩa vụ tín dụng

  • Bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam

  • Sắp có phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa, giúp người dân phát hiện hàng giả

  • TPBank phát hành loạt trái phiếu lãi suất cao, lên tới 7,28%/năm

  • Hà Nội khởi công xây dựng cụm công nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

  • Từ ngày 1/7 doanh nghiệp không được khuyến mại quá 50% giá bán

  • Dabaco Việt Nam (DBC) góp vốn 190 tỷ đồng thành lập công ty chăn nuôi tại Quảng Trị

  • VN-Index leo đỉnh cao nhất trong hơn 3 năm

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Giá tiêu xuất khẩu nửa đầu tháng 3/2021 tăng mạnh

11:37 |  23/03/2021

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tiêu trong 15 ngày đầu tháng 3/2021 đạt 13.928 tấn, với giá trị kim ngạch 40,06 triệu USD, giảm 16,0% về lượng nhưng lại tăng 13,76% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 15 ngày đầu tháng 3/2021, giá tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên tăng mạnh lên gần 80.000 đồng/kg, cao hơn 60% so với một tháng trước. Nếu so với cùng thời điểm này năm trước, giá hồ tiêu đã tăng 200%, tức gấp 2 lần. Giá tiêu tăng mạnh từng ngày, người trồng tiêu hưởng lợi nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu như đang ngồi trên lửa nếu đã ký hợp đồng trước đó, hoặc lo mất khách hàng vì giá quá cao.

Ông Phan Minh Thông - tổng giám đốc Công ty Phúc Sinh, cho biết giá tiêu tăng nhanh từ cuối tháng 2/2021 đến nay phần lớn do hiện tượng đầu cơ của thương lái và đại lý.

Trong vòng mấy tuần gần đây, giới đầu cơ gom hàng rồi đẩy giá lên, người mua không chịu được giá cao nên đầu cơ tiếp tục trữ lại hàng. Dù giá tiêu trên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng lên nhưng không theo kịp giá tiêu trong nước.

Nguyên nhân giá tiêu tăng “nóng” ngoài các yếu tố khách quan còn do các nhà đầu cơ nội địa chi phối. Vụ thu hoạch tiêu vụ năm 2021 muộn hơn các năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đến nay cả nước thu hoạch bình quân khoảng 30-40%, gần hết tháng 4/2021 cơ bản mới thu hoạch xong vì vậy hàng ra chưa nhiều, các đơn vị xuất khẩu đến kỳ giao hàng không có tiêu để giao bắt buộc đẩy mạnh mua vào dẫn đến việc tăng giá.

Tuy nhiên, một số khách hàng thấy giá tiêu hôm nay tại Việt Nam tăng cao đã ngừng giao dịch. "Giá tiêu hiện nay tôi có cảm giác tăng bất thường, như cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu còn có biên độ 5-10%, nhưng giá tiêu thì tăng nhanh khó dự đoán.

Hiện nhiều doanh nghiệp gần như "đóng băng", không giao dịch. Bản thân Phúc Sinh hiện nay cũng chủ yếu xuất cà phê. Bởi nếu bây giờ giao dịch, ôm hàng vào thì rủi ro cũng như đánh bạc vậy", ông Thông cho biết.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, 95% hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu. Do đó, nếu các thương lái và đại lý đẩy giá rồi găm hàng, doanh nghiệp không thể mua để xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài không mua vì giá quá cao, xuất khẩu bị đình trệ và ngành hàng này sẽ bị ảnh hưởng nặng.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu tiêu trong 15 ngày đầu tháng 3/2021 đạt 13.928 tấn, với giá trị kim ngạch 40,06 triệu USD, giảm 16,0% về lượng nhưng lại tăng 13,76% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay chỉ đạt 30.291 tấn với kim ngạch đạt 87,5 triệu USD, giảm 25,3% về lượng và giảm 6,5% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.

Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu trong tháng 2 ước đạt mức 2.933 USD/tấn, tăng 1,7% so với tháng 1 và tăng 31,4% so với tháng 2.2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt mức 2.907 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong đầu năm là Hoa Kỳ, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Hà Lan. Trong đó, thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh nhất là Hà Lan (gấp 2,86 lần).

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), lượng tiêu tồn kho của Việt Nam từ vụ trước chuyển qua không còn nhiều, và sản lượng hạt tiêu năm 2021 dự kiến thấp hơn năm 2020. Tại Việt Nam, hầu hết các vùng trồng hạt tiêu lớn đều giảm diện tích do giá thấp. Năm 2020, sản lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 59% thị phần xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu với 285.292 tấn. Brazil đạt 89.756 tấn, chiếm 18% thị phần; Indonesia chiếm 11% thị phần với sản lượng xuất khẩu đạt 51.718 tấn; Ấn Độ chiếm 12% thị phần, đạt 15.924 tấn.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/gia-tieu-xuat-khau-nua-dau-thang-3-2021-tang-manh-d55.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.