Tại thị trường cà phê nội địa, giá cà phê trong nước cũng ghi nhận diễn biến đồng pha với xu hướng chung trên thị trường quốc tế. Cụ thể, giá Robusta tại khu vực Lâm Đồng có giá 93.500 đồng/kg, giảm 2,5% so với hôm qua, giá cà phê Robusta tại khu vực Đắk Lắk có giá 94.000 đồng/kg, giảm 2,4%.
Giá cà phê trong nước hôm nay 8/7/2025 tại khu vực Tây Nguyên tăng không đáng kể, dao động trong khoảng 96.000 - 96.500 đồng/kg.
Theo đó, thương lái tại tỉnh Đắk Nông đang thu mua cà phê ở mức 96,400 đồng/kg. Không thay đổi so với hôm qua.
Tương tự, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk có mức giá 96.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai tăng 100 đồng/kg so với hôm qua và được giao dịch ở mốc 96.400 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê tăng 200 đồng/kg so với hôm qua và ở mức giá 96.000 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước hiện ở mức 96,000 - 96,500 đồng/kg, ghi nhận sự tăng nhẹ không đáng kể so với đầu tuần trước. Tuy nhiên, việc giá tăng trở lại đang khiến nông dân phân vân: nên bán ra để chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới, hay tiếp tục giữ hàng, chờ giá tăng mạnh hơn nữa?
Đây là một câu hỏi khó, bởi thị trườngcà phê đang diễn biến khó lường. Dù cuối niên vụ 2023–2024, nguồn cung toàn cầu dư khoảng 1 triệu bao (mỗi bao 60 kg), giá cà phê vẫn tăng mạnh và lập đỉnh vào tháng 2/2025. Biến động này cho thấy yếu tố cung–cầu không còn là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến giá cả.
Một điểm đáng chú ý khác trong tuần qua là chuyến thăm Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Trong chuyến đi, Thủ tướng đề xuất xây dựng thương hiệu cà phê chung giữa Việt Nam và Brazil nhằm nâng cao vị thế và giá trị sản phẩm cà phê trên thị trường toàn cầu.
Trong đó, giá cà phê Arabica tiếp tục giảm phiên thứ 5 liên tiếp xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây, đóng cửa ở mức 6.134 USD/tấn, tương đương với mức giảm gần 4%. Giá cà phê Robusta cũng đánh mất tới hơn 4,1% về mức 3.526 USD/tấn.
Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch ICE EU, vị thế mua ròng từ các quỹ đầu tư giảm xuống còn 37,53% trong tuần giao dịch kết thúc ngày 1/7, đưa tổng vị thế mua ròng xuống còn 1.002 hợp đồng, tương đương khoảng 167.000 bao cà phê. Động thái bán tháo này chủ yếu xuất phát từ kỳ vọng nguồn cung toàn cầu sẽ gia tăng trong nửa cuối năm nhờ vụ thu hoạch mới tại Brazil, qua đó gây áp lực giảm giá lên thị trường cà phê.
Bên cạnh đó, theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 6 đạt 118.000 tấn, tăng mạnh 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tình hình sản xuất cà phê tại Brazil niên vụ 2025-2026 đang ghi nhận tiến triển thuận lợi, với các số liệu ban đầu xác nhận dự báo của giới chuyên gia và nông dân. Sản lượng cà phê Robusta dự kiến sẽ tăng so với năm 2024, phản ánh điều kiện thời tiết thuận lợi và sự chủ động của người trồng trong khâu chăm sóc. Ở chiều ngược lại, sản lượng cà phê Arabica lại ghi nhận xu hướng giảm.
,giá Đáng chú ý, quá trình sơ chế Arabica cho thấy mức giảm sản lượng cao hơn so với thông lệ các năm trước. Điều này, kết hợp với lượng tồn kho chuyển vụ gần như bằng 0, khiến thị trường dự báo sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung Arabica ngay từ đầu năm 2026.
Ngoài ra, dự báo thời tiết tại các khu vực trồng cà phê tại Viêt Nam cho thấy những tín hiệu bất lợi cho cây trồng. Tại Đắk Lắk, nhiệt độ giảm nhẹ (24,18°C) và lượng mưa giảm đáng kể (4,63mm so với 7,86mm). Tại Lâm Đồng và Đắk Nông, cả hai khu vực đều ghi nhận lượng mưa thấp hơn bình thường và nhiệt độ mát nhẹ. Diễn biến thời tiết này khiến các vùng trồng cà phê đối mặt với điều kiện khô hạn vừa phải, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trong giai đoạn hiện tại.
© thitruongbiz.vn