Phố cổ Hội An đã trải qua hơn 400 năm hình thành, phát triển và hiện tại đang chịu áp lực lớn về hạ tầng, du lịch. Người dân địa phương lo lắng điều này sẽ dần hủy hoại di sản thế giới.
Phố cổ Hội An đã trải qua hơn 400 năm hình thành, phát triển và hiện tại đang chịu áp lực lớn về hạ tầng, du lịch. Người dân địa phương lo lắng điều này sẽ dần hủy hoại di sản thế giới.
Phố cổ Hội An là điểm đến du lịch thu hút khoảng 10.000 khách mỗi ngày. Ảnh minh hoạ. |
Đô thị cổ Hội An có diện tích 60 km2, trong đó 15 km2 là hải đảo và được hình thành cách đây khoảng hơn 4 thế kỷ. Đến nay TP Hội An có mật độ xây dựng công trình và mật độ dân số khoảng 1.600 người/km2 tập trung trong khu vực vùng lõi (khi khu vực này chỉ rộng khoảng 1 km2) cao nhất cả tỉnh Quảng Nam. Vào giờ cao điểm, lượng khách du lịch tập trung có thể lên đến 5.000 người tại trung tâm.
Việc tập trung dân số quá cao trong khu phố cổ, đặc biệt vùng lõi là nơi đang có xu hướng bị đe dọa, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu cũng như của thời gian. Trong khi đó, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, điều này gây áp lực rất lớn lên sự bền vững của các di tích.
Vào các khung giờ giờ cao điểm, những tuyến phố trung tâm của Hội An như Phan Chu Trinh, Hai Bà Trưng... đều trong tình trạng ùn tắc cục bộ vì lượng phương tiện lưu thông quá lớn.
Giai đoạn hậu dịch Covid-19, số lượng du khách đến Hội An tăng lên nhanh chóng. Trung bình đô thị cổ này đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Đây là tín hiệu tích cực về mặt phát triển kinh tế nhưng cũng gây ra áp lực lớn về hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường và văn hóa cho phố cổ Hội An.
Hầu hết tuyến đường tại TP Hội An nằm trong khu vực trung tâm không được mở rộng vì nằm trong sự quản lý của UNESCO. Vì vậy, vào giờ cao điểm khi xe du lịch và taxi đưa đón khách gây khó khăn cho việc tham gia giao thông của người dân địa phương.
Theo ghi nhận, khu vực phường Minh An được xem là vùng lõi của đô thị cổ Hội An. Nơi đây tập trung các tuyến phố đi bộ và di tích như Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Triều Phát… Qua thời gian hơn 400 năm phát triển và ảnh hưởng bởi nhiều lý do như biến đổi khí hậu, thời tiết, nhiều di tích xuống cấp.
Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, mỗi ngày có khoảng 5.000 lượt khách qua lại tham quan Chùa Cầu, những ngày cao điểm có thể lên đến hơn 10.000 người nên việc sự xuống cấp là mối nguy đối với di tích này. Nhiều kết cấu ở phần cầu và phần chùa có độ tách rời; mái bị dột đã được tu bổ trong 7 lần trước đó.
Tình trạng xuống cấp tại Chùa Cầu đã diễn ra từ nhiều năm nay, đặc biệt hạng mục làm từ gỗ như mái chùa, cột chống đang cần tu bổ trước sức ép từ con người và thiên nhiên. Ảnh minh hoạ. |
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh, giải tỏa áp lực lõi phố cổ Hội An và mở rộng không gian cho khu vực này là giải pháp được tính đến nhằm hóa giải nguy cơ khiến Di sản Văn hóa Thế giới này bị hủy hoại. TP Hội An sẽ mở rộng đô thị về phía bắc là thị xã Điện Bàn và phía Nam sông Thu Bồn vào các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình. Ông nhấn mạnh việc này phải thực hiện càng sớm càng tốt vì đô thị Hội An đang chịu áp lực rất lớn.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An, cho rằng việc đầu tiên giúp giải tỏa áp lực cho Hội An là phải tập trung quy hoạch lại cả vùng lõi khu phố cổ và phát triển vùng lân cận. Một số khu vực có thể phát triển mạnh, giải tỏa áp lực về du khách, không gian, hạ tầng khu phố cổ như làng gốm Thanh Hà, biển An Bàng, Cẩm Kim… trở thành điểm du lịch đêm, qua đó thu hút, giảm du khách trong phố cổ.
Ông Sơn cũng góp ý nên tập trung đầu tư hạ tầng, kết nối giao thông và quy hoạch các bãi xe đón tiếp xa trung tâm và từng bước tiến tới cấm xe vào khu vực trung tâm. "Chỉ nên trung chuyển khách bằng xe điện, xe không động cơ", theo lời vị lãnh đạo. Ông cho hay thành phố đang xây dựng đề án mở rộng phố đi bộ ra đến đường Phan Chu Trinh, tiến tới sau này cả khu trung tâm của Hội An trở thành "phố không động cơ".
Với diện tích quá nhỏ, lãnh đạo TP Hội An cho rằng cần mở rộng địa giới hành chính hoặc xây dựng vùng đệm ở các huyện Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn. Những nơi này phải đảm nhận được trách nhiệm giải tỏa đô thị Hội An.
Ủng hộ phương án này, song Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chia sẻ việc xây dựng các công trình ở nơi là Di sản Văn hóa Thế giới này đều phải xin ý kiến của UNESCO.
Theo Chủ tịch Quảng Nam, sau 4 thế kỷ, đến nay, nhiều công trình trong phố cổ đã xuống cấp, hư hại và có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Tính toán cho thấy mật độ dân số tập trung trong khu vực vùng lõi phố cổ Hội An là hơn 1.600 người/km2, đặc biệt, vào cao điểm du lịch có thể lên đến 5.000-10.000 người/km2. Địa phương đang nỗ lực giải tỏa khu vực vùng lõi, mời các chuyên gia hỗ trợ việc này.
© thitruongbiz.vn