Chứng khoán là gì?

Định nghĩa

Chứng khoán là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghỉ số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Chứng khoán có giá là hình thức biểu hiên của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng mua bán và có giá cả.

Thông thường trên chứng khoán có giá không ghi tên người sở hữu, do đó, có thể chuyển nhượng tự do từ người này sang người khác mà không cần có chữ ký của người chuyển nhượng. Trong lịch sử phát triển thị trường chứng khoán, lúc đầu chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần được thể hiện dưới hình thức phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử.

Một chứng khoán tức là một sản phẩm tài chính có thể giao dịch trên thị trường. Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền. Chứng khoán là xác nhận bằng chứng chỉ (certificate), bút toán sổ sách (book-entry) hay dữ liệu điện tử thể hiện quyền và lợi ích về sở hữu tài sản hoặc phần vốn đối với các công ty cổ phần. Chứng khoán thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với công ty (được xem là cổ phiếu), thể hiện mối quan hệ chủ nợ (trái phiếu…) hay chứng khoán lai (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi) hoặc các loại quyền chọn.

Chứng khoán là gì? Các loại hình chứng khoán và quy định
Chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn được rất nhiều người quan tâm.

Các thuộc tính của chứng khoán

- Thứ nhất, chứng khoán là tài sản có tính thanh khoản lỏng, có thể tự do mua bán giao dịch trên sàn.

- Thứ hai, chứng khoán có khả năng sinh lợi, tạo ra thu nhập từ quá trình sử dụng nguồn vốn cho hoạt động phát triển kinh tế, tạo ra lãi dòng. Doanh nghiệp phát triển khiến giá chứng khoán tăng, đồng thời đơn vị sẽ chia cổ tức cho nhà đầu tư.

- Thứ ba, chứng khoán có tính rủi ro cao, chịu nhiều yếu tố tác động khiến giá tăng hoặc giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhà đầu tư.

Chứng khoán phát hành ra công chúng có thể ghi danh (có ghi tên người sở hữu) hoặc vô danh (không ghi tên người sở hữu).

Quy định của pháp luật các nước về các loại chứng từ có giá là chứng khoán không hoàn toàn giống nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chứng khoán bao gồm: cổ phiếu; trái phiếu; chứng chỉ quỹ đầu tư; các loại chứng khoán khác. Quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành phụ thuộc vào loại chứng khoán.

Ví dụ: Người sở hữu cổ phiếu vừa có quyền hưởng lợi vừa có quyền sở hữu chủ đối với tổ chức phát hành còn người sở hữu trái phiếu chỉ có quyền hưởng lợi (thu nhập) từ tổ chức phát hành.

Các loại hình chứng khoán phổ biến trên thị trường và quy định

Tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định các loại tài sản sau đây là chứng khoán, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng khoán phái sinh; Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Căn cứ Điều 4 Luật Chứng khoán, các loại tài sản là chứng khoán được quy định cụ thể như sau:

Cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp nào đó phát hành với nhà đầu tư, người mua cổ phiếu sẽ là cổ đông. Cổ phiếu là loại hình chứng khoán có tính thanh khoản cao nhất. Có 2 loại cổ phiếu chính:

  • Cổ phiếu thường: Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư/ cổ đông với công ty. Đặc trưng cổ phiếu thường là quyền kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp công ty phá sản, cổ đông sẽ được chia số tiền còn lại sau khi trả các khoản nợ và cổ phiếu ưu đãi.
  • Cổ phiếu ưu đãi: Loại cổ phiếu có cổ tức xác định bằng một số tiền nhất định in trên cổ phiếu hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm cố định theo mệnh giá cổ phiếu. Lợi thế cổ phiếu ưu đãi sẽ được trả trước cổ phiếu thường tuy nhiên, cổ phiếu ưu đãi lại không có quyền tham gia bỏ phiếu, kiểm soát hoạt động.
Chứng khoán là gì? Các loại hình chứng khoán và quy định
Cổ phiếu có 2 loại chính là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

Tại Việt Nam, mệnh giá của cổ phiếu là 10.000đ khi phát hành. Tuy nhiên, giá trên thị trường của nó có thể tăng cao hơn rất nhiều. Tức giá giá trị thực sự của loại chứng khoán này bị tác động trực tiếp từ thị trường.

Theo đó, tại lần đầu tiên phát hành cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 10.000đ để mua cổ phiếu. Tuy nhiên, khi tình hình kinh doanh của công ty phát triển, giá cổ phiếu tăng, muốn sở hữu chúng bạn phải bỏ ra số tiền lớn hơn 10.000đ bằng cách trao đổi với các nhà đầu tư khác. Lúc này hoặc là bạn tiếp tục nắm giữ để nhận được cổ tức mỗi năm. Hoặc là bạn có thể bán chúng đi để thu tiền về cùng với số lãi do sự chênh lệch của giá mua và giá bán.

Người nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết trong công ty, họ có tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư của công ty, tham gia các cuộc họp hội đồng quản trị,… Đó là những lợi ích nổi bật của cổ phiếu. Tuy nhiên nếu công ty không phát triển mà thua lỗ thì sao? Bạn sẽ không hoặc nhận được ít cổ tức, bạn chỉ nhận được cổ tức chứ không nhận số tiền vốn góp ban đầu. Trừ khi bạn bán lại cổ phiếu cho người khác và đồng ý từ bỏ cổ tức hoặc bán lại cho công ty phát hành để lấy lại tiền góp vốn.

Thu nhập của cổ đông phụ thuộc trực tiếp vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bạn khó có thể xác định chính xác mức thu nhập mà mình sẽ nhận được nếu chưa công ty chưa thực hiện kế toán kiểm toán mỗi năm. Nếu công ty phá sản, bạn sẽ nhận được tài sản thanh lý sau khi đã trả nợ cho những người sở hữu trái phiếu.

Trái phiếu

Trái phiếu là loại hình chứng khoán nợ, được phát hành bởi doanh nghiệp hoặc chính phủ. Đơn vị phát hành có trách nhiệm trả lãi và thanh toán nợ gốc cho chủ sở hữu vào thời điểm đáo hạn. Có nghĩa là nó xác nhận rằng doanh nghiệp đã vay của nhà đầu tư một số tiền và trái phiếu là bằng chứng. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lãi cho người sở hữu theo kỳ hạn của từng loại trái phiếu, đến khi đáo hạn phải tiến hành thanh toán cả lãi và gốc cho họ.

Hiện nay, có thể phân loại trái phiếu theo nhiều cách:

  • Chủ thể phát hành: Trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ
  • Tính chất chuyển đổi: Trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu chuyển đổi.
  • Hình thức trả lãi: Trái phiếu lãi cố định, trái phiếu chiết khấu và trái phiếu thả nổi.

Đối với trái phiếu, thu nhập của chủ sở hữu là cố định mỗi kỳ chứ không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn không có quyền tham gia vào các hoạt động của công ty, không có quyền bầu cử. Trái phiếu có thời hạn, bạn được phép rút vốn trước hạn bằng cách bán lại cho doanh nghiệp để thu tiền về, nhưng như vậy đồng nghĩa với việc từ chối nhận tiền lãi.

Nếu doanh nghiệp pháp sản, việc thanh lý tài sản phải sử dụng cho việc trả nợ cho những người sở hữu trái phiếu trước tiên. Đây là một sản phẩm an toàn ít rủi ro mà nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.

Tất nhiên việc chuyển nhượng quyền sở hữu giữa các nhà đầu tư với nhau cũng rất đơn giản chứ không có quy định bắt buộc nào cả. Hai bên thỏa thuận mức giá bán và mua phù hợp với giá chung của thị trường là được.

Chứng khoán là gì? Các loại hình chứng khoán và quy định
Có nhiều tiêu chí phân loại trái phiếu.

Chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán được phát hành bởi công ty quản lý quỹ, xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư với một phần góp vốn vào quỹ. Số tiền trong quỹ thu hút được sẽ được mang đi đầu tư vào những sản phẩm như: Cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bất động sản…

Nhà đầu tư sẽ không trực tiếp kiểm soát và ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của số tiền trong quỹ. Đơn vị quản lý quỹ có đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm sẽ quản lý và sử dụng đầu tư tiền hợp lý để sinh lời tối đa.

Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh được biết đến với những cái tên quen thuộc: Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai… Thật ra những hợp đồng này là các loại chứng khoán thuộc chứng khoán phái sinh. Chúng không có giá trị nội tại mà chỉ thể hiện một sự cam kết, thỏa thuận của hai bên về quyền và nghĩa vụ đối với một tài sản cụ thể vào thời điểm xác định ở tương lai.

Đây được coi là một công cụ phòng chống vấn đề rủi ro có thể phát sinh bằng cách xác định mức giá giao dịch ngay ở thời điểm hiện tại. Do đó, dù tương lai có thay đổi như thế nào, ảnh hưởng đến tài sản ra sao thì những người sở hữu chứng khoán phái sinh chỉ việc thanh toán theo đúng mức giá đã đề ra trong hợp đồng ở quá khứ.

Chứng khoán phái sinh chủ yếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Mọi giao dịch đều thông qua các nhà môi giới chứng khoán để vận hành. Nếu bạn muốn tham gia vào thị trường này, bạn cần chọn loại chứng khoán phái sinh mình muốn, hiểu về sản phẩm mà các hợp đồng nói đến, đón đầu xu thế của thị trường thì mới có thể kiếm được lợi nhuận từ nó.

Chứng khoán là gì? Các loại hình chứng khoán và quy định

Chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán

Ngoài các sản phẩm chứng khoán chính trên, thị trường còn có những sản phẩm chứng chỉ có nguồn gốc từ chứng khoán thu hút nhiều nhà đầu tư khác. Bạn có thể nghe đến chứng quyền, chứng kế, chứng chỉ thụ hưởng trước đây. Chúng chính là một trong những loại chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán. Những loại chứng khoán này thể hiện quyền mua/ bán hoặc thụ hưởng của nhà đầu tư đối với chứng khoán.

  • Chứng quyền: Giấy xác nhận quyền mua cổ phiếu mới phát hành từ một doanh nghiệp. Chứng quyền được phát hành cho cổ đông cũ hoặc chủ sở hữu để giao dịch mua bán.
  • Chứng khế: Giấy xác nhận kèm theo trái phiếu để xác định quyền mua cổ phiếu ở một số trường hợp xác định.
  • Chứng chỉ thụ hưởng: Giấy xác nhận quyền lợi nhà đầu tư trong quỹ đầu tư. Chứng chỉ thụ hưởng có thể mua bán, giao dịch.

Hiện nay, chứng khoán được xem là một trong những kênh đầu tư tài chính phổ biến tại nước ta và thu hút một số lượng nhà đầu tư lớn tham gia. Sức hút của thị trường chứng khoán đang càng lúc càng lớn mạnh. Hy vọng với chia sẻ về các loại chứng khoán trên đây sẽ giúp độc giả có cái nhìn về chứng khoán tốt hơn.