Thứ tư 30/04/2025 11:52
Tin mới
  • Nnhững điểm đến mang ý nghĩa lịch sử dịp 30/4 không thể bỏ qua

  • Địa điểm check-in tại Hà Nội dịp lễ 30/4-1/5

  • Điều gì khiến lợi nhuận 'ông lớn ngành bia' Sabeco 'bốc hơi' gần 22% trong quý I/2025

  • Bắt đầu chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống KRX sau phiên giao dịch ngày 29/4

  • Vụ án Khu dân cư Tân Thịnh: LDG phải hoàn trả hơn 668 tỷ đồng cho khách hàng, cựu chủ tịch lĩnh án

  • Sửa quy định về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán

  • Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,32% kế hoạch

  • Khởi tố thêm 4 bị can vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, lộ diện 'phi vụ' chi 150.000 USD nhờ người 'chạy án'

  • Kinh Bắc muốn làm khu đô thị tại Hưng Yên với mức tổng giá trị vượt trên 10% tổng tài sản của công ty

  • Vinamilk chốt ngày chia cổ tức, tiền mặt 20%

  • 31 doanh nghiệp được SCIC thoái vốn đợt đầu tiên của năm 2025

  • VietABank: Lợi nhuận tăng 20%, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 11,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2025

  • Vi phạm công bố thông tin và giao dịch với bên liên quan, Cơ Điện Lạnh (REE) bị xử phạt

  • Chứng khoán FPT chốt ngày chia cổ tức dự chi khoảng 153 tỷ đồng

  • Cà phê Arabica có phiên thứ 5 tăng giá liên tiếp

  • Giá đậu tương quay đầu phục hồi

  • Vincom Retail (VRE) báo lãi sau thuế quý I/2025 'khủng', ghi nhận gần 7 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay

  • Cao tốc qua Hà Tĩnh đủ điều kiện thông xe từ 18h hôm nay

  • VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 105.000 tỷ đồng vào năm 2029, muốn mua công ty bảo hiểm nhân thọ

  • Đầu tư Nam Long đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng năm 2025

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Chiến thắng của Trump ảnh hưởng gì tới khủng hoảng năng lượng và khí hậu

06:30 |  07/11/2024

Donald Trump vừa được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, đánh dấu một sự trở lại chính trị đầy bất ngờ trong một cuộc tranh cử phân cực nhất lịch sử nước Mỹ. Nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ có tác động lớn lên hành tinh, từ quá trình chuyển đổi năng lượng cho đến việc hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu.

Chiến thắng của Trump ảnh hưởng thế nào đến ngành năng lượng?

Chiến thắng của Trump hứa hẹn sẽ làm thay đổi mạnh mẽ chính sách năng lượng và môi trường của Mỹ, với những tác động sâu rộng đến sản xuất dầu, phát triển điện gió ngoài khơi và thị trường xe điện.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã cam kết sẽ loại bỏ các chính sách khí hậu mà ông gọi là “kế hoạch lừa đảo xanh”, đồng thời tái định hướng chính phủ liên bang về việc khai thác dầu thô và xây dựng thêm các nhà máy điện.

Chiến thắng của Trump có thể đạo ngược các nỗ lực kiềm chế biến đổi khí hậu những năm qua. (Ảnh: Bloomberg)

Mặc dù nỗ lực của Trump có thể vấp phải sự phản đối ở Quốc hội, nơi nhiều thành viên đảng Cộng hòa cũng phản đối việc bãi bỏ hoàn toàn các khoản tín dụng thuế của Đạo luật Giảm Lạm phát dành cho năng lượng và sản xuất; nhưng Trump có thể sử dụng quyền hành pháp để thực hiện một số thay đổi. Các công ty dầu khí dự kiến sẽ là bên hưởng lợi chính.

Ta sẽ thấy một triết lý ‘máy khoan thẳng tiến’ toàn diện. Sẽ có thêm các hợp đồng cho thuê ngoài khơi, các đường ống dẫn sẽ được triển khai nhanh hơn, sẽ có khai thác dầu bằng phương pháp fracking trên các vùng đất liên bang và một tư duy tập trung vào việc hạ giá năng lượng cho người tiêu dùng.

Dan Eberhart, Giám đốc điều hành công ty dịch vụ dầu khí Canary LLC, khẳng định

Theo đó, các lĩnh vực liên quan đến khí hậu và năng lượng đang đối mặt với nhiều nguy cơ và bất ổn.

Ngành xe điện (EVs)

Trump đã nhiều lần cam kết sẽ chấm dứt hàng loạt chính sách liên bang khuyến khích tiêu thụ xe điện. Một trong những mục tiêu hàng đầu là quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) nhằm giới hạn ô nhiễm từ ống xả xe hơi và xe tải nhẹ, với các yêu cầu nghiêm ngặt buộc các hãng xe phải bán nhiều xe điện và xe hybrid cắm sạc hơn theo thời gian.

Trump có thể sẽ chấm dứt hàng loạt chính sách khuyến khích xe điện. (Ảnh: Reuters)

Thật vậy, cựu cố vấn của Trump và các nhà vận động năng lượng đã soạn thảo một sắc lệnh hành pháp yêu cầu EPA xem xét lại quy định này.

Ở chiều ngược lại, một nỗ lực tương tự cũng đang được tiến hành từ phía tiểu bang California nhằm xem xét lại các điều khoản miễn trừ theo Đạo luật Không khí Sạch, để bang này có thể áp dụng các tiêu chuẩn ô nhiễm khắt khe cho xe cộ.

Ngoài ra, các bên vận động cho ngành lọc dầu cũng đang thúc đẩy những thay đổi nhằm giới hạn số lượng xe điện đủ điều kiện nhận tín dụng thuế theo chính sách hiện tại của Bộ Tài chính. Điều này có thể sẽ dẫn đến thay đổi các quy định miễn trừ đối với xe điện cho thuê trong các đội xe thương mại, bao gồm không yêu cầu nơi sản xuất xe, nguồn gốc vật liệu pin hay thu nhập của người tiêu dùng.

Dầu mỏ và khí đốt

Trump cam kết "giải phóng năng lượng Mỹ" và cho biết ông có kế hoạch "tận dụng kho vàng lỏng trên các vùng đất công của Mỹ để phát triển năng lượng." Đây là một sự thay đổi rõ rệt so với các chính sách của Tổng thống Joe Biden, vốn tập trung vào việc hạn chế khai thác nhiên liệu hóa thạch trên các vùng đất và vùng biển công cộng.

Dưới thời Biden, Hoa Kỳ phát triển kế hoạch bán đấu giá quyền khai thác dầu khí ngoài khơi ít nhất từ trước đến nay, chỉ với ba phiên đấu giá trong vòng năm năm. Chính quyền Biden cũng ban hành một quy định ngăn chặn khai thác dầu tại hơn một nửa khu dự trữ dầu mỏ quốc gia tại Alaska.

Trump có thể yêu cầu Bộ Nội vụ sửa đổi những chính sách này ngay lập tức, dù quá trình này có thể mất tới hai năm để hoàn tất các đánh giá môi trường và các thủ tục pháp lý trước khi áp dụng lịch bán quyền khai thác dầu ngoài khơi mới.

Những thay đổi trong quy định tại khu dự trữ Alaska có thể có ý nghĩa đặc biệt đối với các công ty dầu như ConocoPhillips, Santos Ltd., Repsol SA và Armstrong Oil & Gas Inc.

Xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)

Lệnh cấm cấp giấy phép mới của chính quyền Biden cho xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) rộng rãi có khả năng sẽ bị dỡ bỏ với chiến thắng của Trump. Trump đã hứa sẽ chấm dứt lệnh cấm này ngay "ngày đầu tiên trở lại".

Trump dự kiến chấm dứt ngay lệnh cấm xuất khẩu LNG. (Ảnh: Shutterstock)

Điều này có thể sẽ dưới dạng sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Bộ Năng lượng tiếp tục xem xét các đơn xin xuất khẩu khí tự nhiên sang các quốc gia châu Á quan trọng và các nước không có hiệp định thương mại tự do với Mỹ.

Những công ty có khả năng hưởng lợi bao gồm Venture Global LNG Inc., Energy Transfer LP và Commonwealth LNG, những đơn vị có dự án đang chờ phê duyệt tại cơ quan này.

Điện gió ngoài khơi

Trump chưa đưa ra chính sách cụ thể nào về ngành điện gió ngoài khơi, trong khi các nhà phát triển đang xây dựng các tuabin tại các trang trại gió trị giá hàng tỷ đô la dọc theo Bờ Đông Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, ông thường xuyên chỉ trích tác động của điện gió lên chim và cá voi và đã tuyên bố trong một cuộc vận động tại New Jersey đầu năm nay sẽ hành động “ngay từ ngày đầu tiên” nhằm vào ngành này.

Trump có thể tạm dừng cấp phép cho các dự án điện gió ngoài khơi mới. (Ảnh: Getty Image)

Ông có thể yêu cầu Bộ Nội vụ tạm dừng cấp phép cho các dự án mới hoặc ngừng bán quyền khai thác gió ngoài khơi. Lệnh tạm dừng này có thể được ban hành theo hành chính và sẽ khó bị phản đối tại tòa án.

Các bên ủng hộ năng lượng gió đã chuẩn bị cho kịch bản này và đang lên kế hoạch tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nghị sĩ Đảng Cộng hòa, đặc biệt là những khu vực hưởng lợi kinh tế từ đóng tàu và sản xuất thép, để duy trì sự ủng hộ cho ngành.

Tín dụng thuế năng lượng sạch

Chiến thắng của Trump tạo ra nhiều bất ổn mới cho hàng tỷ đô la tín dụng thuế dành cho năng lượng sạch. Quốc hội không có khả năng thu hồi tất cả các khoản tài trợ chưa được sử dụng từ Đạo luật khí hậu của Biden, cũng như không hoàn toàn bãi bỏ các khoản tín dụng thuế cho năng lượng và sản xuất của IRA.

Nhiều bất ổn mới có thể phát sinh với hàng tỷ đô la tín dụng thuế dành cho năng lượng sạch. (Ảnh: energy.gov)

Tuy nhiên, các nhà lập pháp từ cả hai đảng có thể nhắm đến việc giảm dần một số ưu đãi trong luật này để tiết kiệm ngân sách cho việc gia hạn cắt giảm thuế từ thời Trump vào năm 2017.

Dưới thời Trump, Bộ Tài chính dự kiến sẽ điều chỉnh lại các quy định về việc các dự án và công ty nào đủ điều kiện nhận tín dụng, giúp việc xin trợ cấp trở nên khó khăn hơn hoặc có lợi hơn cho các nhiên liệu hóa thạch.

Tín dụng thuế cho sản xuất hydro xanh đặc biệt có thể bị thay đổi, sau nhiều năm vận động hành lang của các công ty dầu mỏ. Các nhà phát triển đang tìm kiếm sự linh hoạt trong cách sản xuất nhiên liệu sạch này.

Các đồng minh của ngành sản xuất Mỹ cũng đã phát triển các kế hoạch để một Bộ Tài chính dưới thời Trump có thể ngăn chặn các công ty có liên hệ với Trung Quốc nhận tín dụng thuế sản xuất năng lượng từ IRA.

Các khoản vay công nghệ cao

Chiến thắng của Trump đặt ngân hàng xanh và công nghệ sạch tại Bộ Năng lượng vào tình thế nguy hiểm. Trước đây, ông từng đề xuất xóa bỏ Văn phòng Chương trình Cho vay, cho rằng chính phủ không nên can thiệp vào việc lựa chọn công nghệ.

Đảng Cộng hòa cũng nhiều lần phản đối chương trình này, lấy lý do khoản vay nửa tỷ đô cho công ty Solyndra trước khi công ty này phá sản. Hiện tại, văn phòng này đang được tài trợ hàng trăm tỷ đô la nhờ IRA, khiến nó trở thành mục tiêu lớn hơn.

Trump có thể đối mặt với áp lực để chấm dứt chương trình này hoặc duy trì nhưng với thiên hướng hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch. Những người ủng hộ hướng đi thứ hai cho rằng văn phòng đã mang lại lợi nhuận đáng kể từ lãi vay và có thể hỗ trợ các dự án khí tự nhiên, thu hồi carbon và năng lượng hạt nhân.

Nhà máy điện than

Tổng thống đắc cử Trump nhiều lần cam kết “chấm dứt” các quy định của EPA về ô nhiễm từ nhà máy điện, đồng thời khuyến khích việc mở rộng các nhà máy điện than khi nhu cầu điện gia tăng từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và sản xuất. Ông cho rằng Hoa Kỳ sẽ cần gấp đôi lượng điện hiện tại để đáp ứng nhu cầu toàn quốc.

Trump nhiều lần cam kết "chấm dứt" các quy định của EPA về ô nhiễm từ nhà máy điện than. (Ảnh: E&E News)

Quy định năm 2024 giới hạn khí thải từ các nhà máy than và các đơn vị đốt khí mới sẽ là trọng tâm của các thay đổi. Một số công ty điện lực và tiểu bang đã thách thức quy định này tại tòa án, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho EPA điều chỉnh lại để kéo dài tuổi thọ của các nhà máy than. EPA cũng có khả năng tạm dừng phát triển các giới hạn khí thải nhà kính mới cho các nhà máy điện đốt khí hiện có.

Hơn 200 tỷ đô la Mỹ hiện chưa được giải ngân từ Văn phòng Chương trình Cho vay của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, theo BloombergNEF. Dưới thời Tổng thống Biden, văn phòng này đã phát triển mạnh khi tài trợ cho các công nghệ giảm lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, khoản tiền chưa sử dụng này có thể gặp rủi ro vì chương trình cho vay này không được các nghị sĩ Đảng Cộng hòa ủng hộ. Thậm chí, số tiền này có thể được chuyển hướng sang hỗ trợ cho nhiên liệu hóa thạch.

Quỹ đầu tư liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG)

Việc Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng sẽ đẩy mạnh cuộc tấn công của Đảng Cộng hòa trong nhiều năm qua vào các chiến lược đầu tư liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG), theo các nhà phân tích từ Jefferies Financial Group Inc.

“Chúng tôi khuyến nghị các quản lý quỹ ESG nên có một luật sư trong nhóm hoặc sẵn sàng hỗ trợ. Rủi ro chống độc quyền vẫn cao đối với các nhà quản lý tài sản ESG; hiện chưa có vụ kiện nào, nên chưa có tiền lệ pháp lý. Thêm vào đó, rủi ro pháp lý liên quan đến nghĩa vụ ủy thác sẽ còn tiếp tục tồn tại khi các bang áp dụng luật chống ESG.” - Aniket Shah, nhà phân tích tại Jefferies Financial Group Inc.

Báo động đỏ cho khí hậu toàn cầu

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Trump đã cam kết sẽ bảo vệ lợi ích của Pittsburgh, không phải Paris, khi ông quyết định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận khí hậu toàn cầu được ký kết tại Paris vào năm 2015.

Trump cho rằng biến đổi khí hậu là "lừa đảo xanh". (Ảnh: NOAA)

Nếu quay lại, Trump có thể tiến xa hơn nữa, thực hiện lời hứa từ bỏ Thỏa thuận Paris và thậm chí rút khỏi Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), trụ cột chính của hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.

Việc này có thể gây ra những tác động sâu rộng và kéo dài, có khả năng làm Mỹ đứng ngoài các cuộc đàm phán khí hậu trong nhiều năm. Để quay lại UNFCCC, Thượng viện Mỹ có thể phải phê chuẩn lại. Tuy nhiên, quá trình thay đổi này sẽ không diễn ra ngay lập tức. Để rút khỏi Thỏa thuận Paris hoặc UNFCCC, các quốc gia cần phải thông báo chính thức cho Liên Hợp Quốc và chờ một năm.

Dù vậy, ngay cả trước khi quyết định này chính thức được thực hiện, việc Mỹ, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới, rời khỏi các cuộc đàm phán khí hậu toàn cầu có thể tạo ra tiền lệ cho các nước đang phát triển và các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ giảm cam kết cắt giảm khí thải.

Tác động này có thể lan tỏa đến các tổ chức đa phương khác, nơi Mỹ có thể thúc đẩy tuyên bố của Nhóm các quốc gia G7 ủng hộ khí đốt tự nhiên và phản đối các cam kết giảm hỗ trợ than đá, làm giảm hiệu quả của hợp tác về khí hậu.

Kế hoạch dự phòng

Các cuộc đàm phán bí mật đã diễn ra nhằm duy trì hợp tác toàn cầu về biến đổi khí hậu nếu Trump trở lại. Các quan chức từ Maryland và California đã gặp gỡ các đại diện Trung Quốc để thảo luận về việc tiếp tục hợp tác khí hậu ở cấp địa phương, cho phép chính quyền bang và địa phương đảm nhận trách nhiệm khi cần.

Các cuộc đám phán kín diễn ra nhằm đối phó với các tác động từ chính sách mới của Trump đối với khí hậu. (Ảnh: Reuters)

Một số đại diện bang đã tham gia các cuộc họp tại Bắc Kinh vào tháng 9, trong khi trưởng đoàn đàm phán khí hậu của Mỹ, ông John Podesta, cũng tiến hành các cuộc thảo luận với đối tác Trung Quốc.

Các quan chức đang chuẩn bị sử dụng các nhóm thay thế để duy trì các hành động ứng phó khí hậu, tương tự các chiến lược được triển khai năm 2017 khi Tổng thống Trump lúc bấy giờ đã quyêt định ngừng tổ chức diễn đàn cho các lãnh đạo của các nền kinh tế lớn thảo luận về năng lượng và khí hậu. Đáp lại, nhiều quốc gia đã tổ chức một cuộc họp thường niên riêng biệt, duy trì cho đến nay.

Một số nhà đàm phán khí hậu còn thực hiện các buổi mô phỏng để chuẩn bị cho khả năng Trump tái đắc cử và cân nhắc chiến lược ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu sắp tới (COP29).

Vài tuần trước cuộc bầu cử, các nhà hoạt động đã tổ chức một mô phỏng khủng hoảng truyền thông để sẵn sàng đối phó với "khả năng Trump chiến thắng và tác động tới các cuộc đàm phán khí hậu COP29."

COP29 đang đối mặt với nhiều thách thức sau chiến thắng của Trump.

Liệu 4 năm có đủ cho Trump lật lại toàn bộ chính sách của Biden?

Những người phản đối biến đổi khí hậu do con người gây ra đang âm thầm chuẩn bị để tận dụng cơ hội trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump.

Bị đẩy ra ngoài lề chính trị trong nhiệm kỳ của Joe Biden, họ hiện đang đặt nền móng để khôi phục các nhà máy điện than, cắt giảm các nghiên cứu khoa học tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), đồng thời vô hiệu hóa các mô hình được sử dụng trong các đánh giá khí hậu quốc gia của chính phủ liên bang và các báo cáo khác.

Bất cứ điều gì Biden đã làm sẽ được xem xét lại. Câu hỏi là: Có đủ thời gian trong bốn năm tới để làm điều đó không? Trump có thể xóa bỏ được bao nhiêu quy định trong thời gian đó.

Steve Milloy, từng là cố vấn cho đội ngũ chuyển giao EPA của Trump, thành viên hội đồng quản trị của Viện Heartland.


Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/chien-thang-cua-trump-anh-huong-gi-toi-khung-hoang-nang-luong-va-khi-hau-d26024.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.