Công ty CP Cảng Rau quả đứng ở vị trí thứ 68 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Cảng Rau quả là doanh nghiệp gì? Công ty CP Cảng Rau quả hoạt động ra sao?
![]() |
Công ty CP Cảng Rau quả đứng ở vị trí thứ 68 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Cảng Rau quả là doanh nghiệp gì? Công ty CP Cảng Rau quả hoạt động ra sao? |
Cảng Rau quả là cách gọi tắt của Công ty CP Cảng Rau quả (tên Tiếng Anh: The Vegetexco Port JSC) có địa chỉ tại số 1 Nguyễn Văn Quỳ - Phường Phú Thuận - Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh.
Công ty CP Cảng Rau quả (HNX: VGP) chuyên kinh doanh vận tải và kho bãi, hoạt động vận tải đường thủy. Tiền thân của Công ty Cổ phần Cảng Rau Quả là Xí nghiệp Giao nhận kho vận Rau Quả, được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý Công trình khu vực TP. Hồ Chí Minh và một số phòng ban của Công ty Xuất nhập khẩu Rau quả 3, TP. Hồ Chí Minh. Xí nghiệp Giao nhận kho vận rau quả, trực thuộc Tổng Công ty rau quả Việt Nam, được thành lập theo quyết định 105/NN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1991. Đây là thời kỳ hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa và Liên Xô tan rã. Xí nghiệp được thành lập với mục đích tận dụng cơ sở vật chất sẵn có do Liên Xô đã xây dựng trong thời kỳ trước. Thời điểm này, tài sản của Xí nghiệp Giao nhận vận tải gồm có một cầu cảng dài 162 m, một kho lạnh có sức chứa 4.000 tấn và một kho khô chứa hàng rời 1.700 m2.
Thực hiện chủ trương cải cách sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 10/08/1996, Xí nghiệp Giao nhận Kho vận Rau Quả đã chuyển thành Công ty Giao nhận Kho vận Rau quả theo quyết định số 1360/NN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam và là đơn vị hạch toán độc lập.
Từ năm 1997, nhằm phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty đầu tư xây dựng 3 bến phao và kéo dài thêm 60m cầu cảng, đầu tư vào các kho lạnh và xây thêm một kho khô 2.100 m2 và trang bị thêm một số phương tiện cơ giới như xe nâng hàng, xe cẩu.
Công ty Giao nhận Kho vận Rau quả tiến hành cổ phần hoá và chuyển thành Công ty Cổ phần Cảng Rau Quả theo quyết định số 20/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cảng đầu tiên thực hiện cổ phần hoá trong hệ thống cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần Cảng Rau Quả chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/05/2001 theo giấy phép số 413000427 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp.
Năm 2006, công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán VGP. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Cảng Rau Quả hiện được đánh giá là một trong những cảng hoạt động có hiệu quả của TP. Hồ Chí Minh. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần của công ty luôn đạt trên 25%.
![]() |
Trong thông báo số 181/2023 của Công ty CP Cảng Rau quả gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 4/7/2023 cho biết bà Trần Thị Anh Thơ thành viên HĐQT được Đại hội cổ đông Công ty CP Cảng Rau quả bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cảng Rau quả thời gian bổ nhiệm 2023-2026.
Trước đó theo Nghị quyết số 164 của HĐQT Công ty CP Cảng Rau quả, doanh nhân Trần Thị Anh Thơ được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cảng Rau quả ngày 28/6/2023.
Một chi tiết rất bất ngờ là bà Trần Thị Anh Thơ sinh năm 1991 năm nay 32, là chủ tịch thế hệ 9X. Được biết, tính đến ngày 15/11/2021 nữ doanh nhân trẻ này nắm giữ 1,112,759 cổ phiếu VGP, với tỉ lệ là 14.219% với giá trị vào khoảng 33,2 tỷ VNĐ.
Trong khi đó Giám đốc Công ty CP Cảng Rau quả là doanh nhân Phạm Ngọc Quỳnh sinh năm 1984 và giữ chức vụ này từ năm 2018. Tính đến ngày 30/6/2021, doanh nhân Phạm Ngọc Quỳnh nẵm giữ 195.000 cổ phiếu VGP với tỉ lệ là 2.492% với giá trị vào khoảng 5.8 tỷ VNĐ.
Không có nhiều thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Cảng Rau quả, tuy nhiên theo giới thiệu thì Công ty Cảng Rau quả hiện có cầu cảng với chiều dài 222m, chiều rộng mặt cầu 21m, kết cấu mặt cầu bằng bê tông cốt thép, được phép tiếp nhận tàu 20.000 DWT hoặc có thể cập được hai tàu có trọng tải từ 5.000 DWT – 15.000 DWT cùng lúc. Để góp phần đẩy nhanh quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng phục vụ phát triển sản xuất, Công ty Cảng Rau quả đã đầu tư xây dựng 3 bến phao neo tàu trên sông Nhà Bè, trong đó 01 phao neo được tàu 15.000 DWT, 02 phao neo được tàu 30.000 DWT.
![]() |
Vegetexco sẽ bổ sung 250 tỷ đồng cho việc xây dựng và hoàn thiện Dự án Tòa nhà hỗn hợp số 2 Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: NC st |
Ngoài ra, Cảng Rau quả còn có hệ thống kho lạnh với sức chứa 4.000 tấn phục vụ cho việc trữ các loại hàng rau quả và hàng đông lạnh xuất khẩu có nhiệt độ bảo quản từ -18 độ C đến -25 độ C. Vì vậy, công ty đã được chọn làm cảng chủ đạo thực hiện chiến lược xuất khẩu rau quả của TP. Hồ Chí Minh. Năm 2020, công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với tổng doanh thu thuần đạt trên 9.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 15 tỷ đồng.
Theo giới thiệu vốn điều lệ của Công ty CP Cảng Rau quả là 38.850.200.000 VNĐ.
Theo báo cáo về hoạt động kinh doanh năm 2022, thì hoạt động kinh doanh cho thuê bãi, cầu của Cảng Rau quả có doanh thu ổn định nhất nhiều năm qua. Riêng năm 2022, doanh thu hoạt động này là 24,985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 8,3 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh mua bán nội năm 2022 là 12.900 tỷ đồng tăng 25% so với năm 2021, lợi nhuận đát là 12,247 tỷ đồng.
© thitruongbiz.vn