Những thay đổi về thuế trước bạ nhà đất năm 2022

Theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP và Thông tư 13/2022/TT-BTC, mức lệ phí trước bạ phải nộp đối với nhà đất khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà là 0.5% x giá tính lệ phí trước bạ.

Theo đó, khi đăng ký, cấp sổ đỏ, sổ hồng, lệ phí trước bạ phải nộp = 0,5% x (giá 01m2 đất trong bảng giá đất x diện tích được cấp sổ).

Trường hợp khi chuyển nhượng nhà đất mà giá trong hợp đồng chuyển nhượng cao hơn giá nhà đất do Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành quy định thì lệ phí trước bạ phải nộp = 0,5% x (giá trong hợp đồng x diện tích).

Còn nếu giá nhà đất trong hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND các tỉnh, thành quy định thì lệ phí trước bạ phải nộp = 0,5% x (giá 1m2 đất trong bảng giá đất x diện tích chuyển nhượng).

Giá tính lệ phí trước bạ 2022 có bổ sung thêm: Giá tính thuế trước bạ không gồm phí bảo trì phần sở hữu chung. Theo đó, giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà chung cư là giá không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư (trước đây không nêu rõ).

Các khoản miễn thuế trước bạ nhà đất vẫn giống như trước, nhưng có chỉnh sửa tiêu chí xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất khi chia nhà đất; bổ sung thêm trường hợp nhà đất là tài sản hợp nhất của vợ chồng sau khi kết hôn, tài sản phân chia cho vợ, chồng khi ly hôn theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án được miễn lệ phí trước bạ.

Đề xuất chủ đầu tư phải xây dựng tối thiểu 10% trên tổng số lô của toàn dự án mới được chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo cử tri tỉnh Bình Phước, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Luật Đất đai quy định đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và khu đô thị có nhà ở trong một số trường hợp được thực hiện phân lô, bán nền sau khi đã đầu tư hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đã dẫn đến một số khó khăn trong điều hành, quản lý của địa phương là đất nền phân lô các dự án khu dân cư tương đối nhiều nhưng nhiều trường hợp mua bán đất để đầu cơ chứ không có nhu cầu xây dựng nhà để ở.

Đất nền phân lô, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sau khi đã đầu tư hoàn thành thì để trống không sử dụng nên dẫn đến lãng phí về mặt xã hội. Trong khi đó, sản phẩm của dự án là nhà ở thì các nhà đầu tư ít quan tâm đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật cũng không ràng buộc việc phải xây dựng nhà ở nên sản phẩm chính của dự án là nhà ở thì không có, dẫn đến thiếu hụt về nhà ở.

Do đó, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có nhà ở, quy định các chủ đầu tư phải đầu tư xây dựng số lượng căn nhà với một tỷ lệ nhất định (tối thiểu từ 10%-30%) trên tổng số các lô đất của toàn dự án thì mới được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền sau khi đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Khảo sát thực tế tại nơi đang mở bán các “dự án”: KDC Trường Thịnh tại xã Tân Khai (do công ty địa ốc Trường Thịnh phân phối); Tân Hưng Sky Center thuộc xã Tân Hưng (phân phối Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát Land); KDC Tân Lợi Triệu Đô ở xã Tân Lợi (của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Địa Ốc Triệu Đô phân phối); KDC Thanh An Sky Center tại xã Thanh An (phân phối Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát Land)… đều mắc các sai phạm như: tự vẽ sơ đồ, sổ là đất trồng cây lâu năm nhưng nhân viên môi giới hứa hẹn lên đất thổ cư; Chưa hoàn thiện hạ tầng, chưa có biên bản nghiệm thu công trình đã mở bán; Dấu hiệu của hành vi huy động vốn trái pháp luật; Tự ý thay đổi hiện trạng đường giao thông trên đất nông nghiệp; Không có bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khảo sát thực tế tại nơi đang mở bán các “dự án”: KDC Trường Thịnh tại xã Tân Khai (do công ty địa ốc Trường Thịnh phân phối); Tân Hưng Sky Center thuộc xã Tân Hưng (phân phối Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát Land); KDC Tân Lợi Triệu Đô ở xã Tân Lợi (của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Địa Ốc Triệu Đô phân phối); KDC Thanh An Sky Center tại xã Thanh An (phân phối Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát Land)… đều mắc các sai phạm như: tự vẽ sơ đồ, sổ là đất trồng cây lâu năm nhưng nhân viên môi giới hứa hẹn lên đất thổ cư; Chưa hoàn thiện hạ tầng, chưa có biên bản nghiệm thu công trình đã mở bán; Dấu hiệu của hành vi huy động vốn trái pháp luật; Tự ý thay đổi hiện trạng đường giao thông trên đất nông nghiệp; Không có bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tại huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thu mua đất nông nghiệp lớn rồi tiến hành phân lô hàng loạt sau đó tự vẽ dự án rồi mở bán bất chấp chưa đủ điều kiện về giấy tờ pháp lý, hiện trạng, hạ tầng theo quy định.

Theo thống kê hiện nay trên địa bàn huyện Hớn Quản có hàng trăm khu phân lô tự phát do hộ dân tự tách thửa hoặc thông qua công ty môi giới tự đặt tên “dự án” rồi mở bán ra thị trường.

Vĩnh Phúc: Dự án Bệnh viện đa khoa, Viện nghỉ dưỡng và Nhà ở đô thị phường Hội Hợp bề thế bậc nhất Vĩnh Yên đã được "xây chui" như thế nào?

Tháng 2/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 438/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Tiến Mạnh (Công ty Tiến Mạnh - trụ sở chính tại Khu hạ tầng kỹ thuật tái định cư Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) thực hiện Dự án Bệnh viện đa khoa, Viện nghỉ dưỡng và Nhà ở đô thị phường Hội Hợp (TP Vĩnh Yên) với diện tích 25,278ha.

Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty Tiến Mạnh được tách ra từ Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng do ông Nguyễn Văn Thắng (SN 1967, Nơi đăng ký HKTT Bản Giang Ma, xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) làm Giám đốc. Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận chủ trương đầu tư, Công ty Tiến Mạnh đã mua gom nhiều diện tích đất trồng lúa của người dân tại xứ đồng Gò Quân (phường Hội Hợp) để thực hiện dự án.

Đến cuối năm 2020, mặc dù chưa được giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa có giấy phép xây dựng nhưng Công ty Tiến Mạnh đã ngang nhiên san lấp đất trồng lúa để thực hiện thi công xây dựng Dự án Bệnh viện nghỉ dưỡng và nhà ở đô thị.
Cuối năm 2020, mặc dù chưa được giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa có giấy phép xây dựng nhưng Công ty Tiến Mạnh đã san lấp đất trồng lúa để thực hiện thi công xây dựng Dự án Bệnh viện nghỉ dưỡng và nhà ở đô thị.

Cuối năm 2020, mặc dù chưa được giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa có giấy phép xây dựng nhưng Công ty Tiến Mạnh đã ngang nhiên san lấp đất trồng lúa để thực hiện thi công xây dựng Dự án Bệnh viện nghỉ dưỡng và nhà ở đô thị.

Đến ngày 18/1/2021, khi Khu nhà Bệnh viện không phép đã đổ mái tầng 1 và khu nhà ở đã đổ sàn mái tầng 3 thì UBND phường Hội Hợp mới tiến hành kiểm tra, lập biên bản, yêu cầu dừng thi công xây dựng công trình.

Tại buổi làm việc ngày 26/2/2021, tại UBND phường Hội Hợp, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc cho rằng, Công ty Tiến Mạnh chưa được nhà nước giao đất để xây dựng công trình nên việc Công ty tổ chức xây dựng công trình là trái quy định.

Kiểm tra tại thực địa, Công ty Tiến Mạnh đã xây dựng công trình Bệnh viện với diện tích là 3.182,9m2, đã xây dựng đổ sàn mái tầng 3, đang dựng cột đổ tầng 4. Công trình nhà ở Cán bộ nhân viên đã xây dựng 18 căn với diện tích 1.350m2 đã đổ sàn mái tầng 4. Tổng diện tích Công ty Tiến Mạnh đã san nền khoảng 9.000m2.

Ngày 22/3/2021, UBND phường Hội Hợp mới làm tờ trình gửi Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên về việc đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Tiến Mạnh.

Ngày 24/3/2021, ông Trần Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Tiến Mạnh số tiền 40 triệu đồng về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình Bệnh viện không phép. Lúc này, công trình Bệnh viện đã đổ sàn mái tầng 3, đang dựng cột đổ tầng 4. Công trình nhà ở cán bộ nhân viên đã xây dựng 18 căn.

Tiếp đó, ngày 17/6/2021, ông Nguyễn Văn Khước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND quyết định xử phạt Công ty Tiến Mạnh số tiền 420 triệu đồng về hành vi Chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa tại khu vực đô thị.

Hà Nội cưỡng chế biệt thự tại Cầu Giấy phá vỡ quy hoạch, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội liên quan đến việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình biệt thự số 9 lô B khu biệt thự 5,2 ha (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) mà báo Tiền Phong phản ánh thời gian qua. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đoàn kiểm tra liên ngành đã phối hợp với UBND phường Yên Hoà, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị (QLTTXDĐT) quận Cầu Giấy khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình biệt thự trên. Tại thời điểm khảo sát, chủ đầu tư khoá cửa, không phối hợp để tổ chức kiểm tra nên đoàn chỉ đánh giá trực quan hiện trạng công trình. Hiện trạng công trình có quy mô 1 bán hầm, 3 tầng nổi, 1 tầng áp mái; chiều cao khoảng 17m (tính từ nền sân hiện trạng)...

ặc dù có nhiều kiến nghị của người dân, nhưng hơn 1 năm qua, chủ của công trình biệt thự tại số 9, lô B, khu biệt thự 5,2 ha Yên Hòa, Cầu Giấy (thành phố Hà Nội) vẫn không xử lý dứt điểm việc vi phạm trật tự xây dựng tại đây. Việc này không chỉ phá vỡ quy
Dù có nhiều kiến nghị của người dân, nhưng hơn 1 năm qua, công trình biệt thự tại số 9, lô B, khu biệt thự 5,2 ha Yên Hòa, Cầu Giấy (thành phố Hà Nội) vẫn không bị xử lý dứt điểm việc vi phạm trật tự xây dựng.

Đoàn kiểm tra liên ngành đã chỉ ra hàng loạt tồn tại và vi phạm của UBND phường Yên Hoà, Đội QLTTXDĐT và UBND quận Cầu Giấy. Trong đó, UBND phường Yên Hòa và Đội QLTTXDĐT Cầu Giấy đã nhiều lần làm việc, kiểm tra, phát hiện chủ đầu tư tổ chức thi công sai giấy phép xây dựng được cấp nhưng không chỉ đạo thiết lập hồ sơ xử lý.

Cũng theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, UBND phường Yên Hoà, Đội QLTTXDĐT đã làm trái và vi phạm một số quy định trong việc xử lý công trình này. UBND phường Yên Hoà cũng không đề xuất, tổ chức biện pháp kiểm tra, xác định đối tượng nhiều lần tháo dỡ rào tôn do UBND phường dựng để ngăn chặn việc vi phạm trật tự xây dựng tại công trình để dẫn đến có dấu hiệu tội phạm gây mất an ninh trật tự, thiệt hại tài sản của nhà nước.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vi phạm trật tự xây dựng tại công trình biệt thự trên là vi phạm nghiêm trọng, thời gian kéo dài (tăng tổng chiều cao công trình, xây dựng thêm bán hầm, tăng mật độ xây dựng, diện tích xây dựng, thay đổi kiến trúc mặt ngoài công trình).

Hành vi vi phạm đã được phát hiện ngay từ giai đoạn thi công móng nhưng với chức năng, nhiệm vụ Đội QLTTXDĐT đã không kịp thời thiết lập hồ sơ vi phạm theo quy định của pháp luật; việc đình chỉ của UBND phường Yên Hòa không hiệu lực, hiệu quả, không kiên quyết xử lý; chủ đầu tư đã cố tình vi phạm trật tự xây dựng, không chấp hành các yêu cầu của các cơ quan chức năng…

Bên cạnh đó, UBND quận Cầu Giấy đã không kiên quyết chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND phường Yên Hoà xử lý dứt điểm công trình vi phạm, không thực hiện theo thẩm quyền về việc cưỡng chế công trình vi phạm.

Dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc của các cơ quan có thẩm quyền nhưng công trình vi phạm không được xử lý, đến nay công trình đã hoàn thiện gây khó khăn phức tạp cho việc xử lý, khắc phục hậu quả và bức xúc trong dư luận xã hội.

Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị UBND TP giao UBND quận Cầu Giấy khẩn trương, kiên quyết chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy hoàn thiện hồ sơ làm cơ sở để tổ chức cưỡng chế, xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng tại công trình trên;

Đình chỉ, tạm đình chỉ công tác chuyên môn khi cần thiết đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Yên Hòa và các cán bộ, công chức có liên quan để tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm vi phạm tại công trình trên.

HoREA: Nhiều doanh nghiệp tìm cách trục lợi sau đấu giá đất tại Thủ Thiêm

Trong báo cáo gửi Thủ tướng đánh giá về các cuộc đấu giá đất tại Thủ Thiêm và đánh giá thị trường bất động sản năm 2021 xu hướng năm 2022, Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng kết quả cuộc đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường, các địa phương, đánh giá cụ thể tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, đặc biệt là các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường. Nếu có tác động tiêu cực, các cơ quan
Trước đó. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường, các địa phương, đánh giá cụ thể tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, đặc biệt là các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường. Nếu có tác động tiêu cực, các cơ quan này cần đề xuất các giải pháp để hạn chế.

Cụ thể, đơn giá đất khởi điểm nhìn chung khá thấp từ 89,6-242,4 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đơn giá đất trúng đấu giá của các lô cao gấp 3,9-6,9 lần so với giá khởi điểm. Hiệp hội đánh giá lô 3-12 có giá là 2,43 tỷ đồng/m2 cao gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm là các mức giá quá cao (giá ảo) so với giá đất thực tế hiện nay ngay tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thậm chí cao hơn cả giá đất của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi (quận 1), nơi có giá đất cao nhất nhưng cũng chỉ khoảng trên 1 tỷ đồng/m2.

Theo HoREA, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt và Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh đã xin chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Song đến nay, chưa có thông tin về việc Công ty Cổ phần Dream Republic và Công ty Cổ phần Sheen Mega nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách Nhà nước.

Ngay sau các cuộc đấu giá đất, đã xuất hiện các hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá ảo để té nước theo mưa thổi giá, đẩy giá đất, giá nhà tại nhiều địa phương, hoặc để nâng giá trị trái phiếu, cổ phiếu..., HoREA cho biết.

Trong khi đó, giá nhà đất tại nhiều khu vực đã bị đẩy lên mức giá rất cao. Ví dụ như một dự án nhà ở tại TP Thủ Đức (quận 2 cũ) đang chào bán nhà phố có diện tích đất khoảng 95 m2 gồm trệt và 4 lầu với giá bán lên đến khoảng 38,1 tỷ đồng, trong đó đơn giá đất có thể lên đến khoảng 350 triệu đồng/m2.

"Như vậy, không chỉ có doanh nghiệp đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc để trục lợi mà nhiều doanh nghiệp khác cũng tìm cách 'tối đa hóa lợi nhuận' sau các cuộc đấu giá trên đây. Thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạng có dấu hiệu bị đầu cơ, giá đất, giá nhà, giá căn hộ đang bị đẩy lên rất cao", HoREA đánh giá.