Đi tìm nguyên nhân của sốt đất cuối năm

Những ngày cuối năm, tình trạng "nhốn nháo" trên thị trường bất động sản đã bị "lây nhiễm" ra cả nước.

Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý thị trường BĐS
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí một số chuyên gia bất động sản cho biết, bên cạnh nguyên nhân "cò đất" tung tin thổi giá, một trong những lý do dẫn đến các cơn sốt đất ảo và giá bất động sản tăng vọt thì thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính để thực hiện một dự án tốn quá nhiều thời gian

Lý giải về hiện tượng giá tăng nóng thời gian qua, ông Nguyễn Văn Đính - Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS VN, cho rằng một phần nguyên nhân đến từ việc người dân đang có nhu cầu đầu tư, lướt sóng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ngân hàng xuống thấp.

Ngoài ra, một bộ phận người dân đang có tiền nhàn rỗi, không biết đầu tư vào đâu nên chọn đầu tư vào BĐS vì mức sinh lời hấp dẫn, lại tránh được lạm phát do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dòng tiền trong xã hội bị ùn tắc do khó đầu tư kinh doanh ở các lĩnh vực khác, lãi suất ngân hàng giảm nên dồn sang chứng khoán, BĐS.

Tuy nhiên, trao đổi với báo chí một số chuyên gia bất động sản cho biết, bên cạnh nguyên nhân "cò đất" tung tin thổi giá, một trong những lý do dẫn đến các cơn sốt đất ảo và giá bất động sản tăng vọt thì thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính để thực hiện một dự án tốn quá nhiều thời gian.

Lãnh đạo một công ty bất động sản chia sẻ, dù đất có sẵn nhưng muốn khâu hoàn thiện hồ sơ pháp lý thực hiện dự án, bán nhà thu hồi vốn lại hết sức khó khăn.

Đã 2, 3 năm qua, công ty này không ít lần xin đóng tiền sử dụng đất nhưng chưa được. Và vì chưa được đóng tiền sử dụng đất nên các bước tiếp theo như xin phép xây dựng, xây dựng dự án và bán hàng... đều không thể thực hiện được.

Đại diện một công ty khác thì cho rằng, quy trình thủ tục để thực hiện một dự án hiện đang tắc ở tất cả các khâu, các bước chứ không riêng khâu nào

Có thể nói, những ách tắc về pháp lý đã xảy ra từ nhiều năm qua là một phần nguyên nhân khiến nguồn cung các sản phẩm BĐS ra thị trường bị hạn chế và đội giá BĐS. Cụ thể tại TP HCM trong quý 3/2021 chỉ 1 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, với tổng số 352 căn, giảm 85,7% so với quý 1 và giảm 87,5% so cùng kỳ năm ngoái.

HoREA: Nhiều kẽ hở trong đấu giá đất Thủ Thiêm

Trong báo cáo vừa gửi Chính phủ đánh giá tác động của phiên đấu giá đất Thủ Thiêm, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cảnh báo các quy định pháp luật hiện hành về đấu thầu quyền sử dụng đất còn nhiều kẽ hở cần phải chấn chỉnh.

Kẽ hở thứ nhất là tiền đặt trước tối đa chỉ ở mức 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá nhưng không quy định nhà đầu tư phải nộp thêm, hoặc phải cam kết nộp bổ sung hay có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng nếu họ trả giá đấu giá cao hơn rất nhiều lần so với mức khởi điểm.

Bản tin bất động sản ngày 31/12: Đi tìm nguyên nhân sốt đất cuối năm
Cuộc đấu giá đất được coi là "vô tiền khoáng hậu" tại Thủ Thiêm (TP.HCM) với mức giá 2,4 tỷ đồng/m2 lập kỷ lục trên thị trường bất động sản vượt xa giá đất "kim cương" Quận 1 (TP.HCM) hay quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Kẽ hở thứ hai là quy trình đánh giá năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá còn lỏng lẻo. Luật Đấu giá 2016 chưa quy định cụ thể về điều kiện "có năng lực tài chính", hoặc điều kiện "không vi phạm pháp luật về đất đai" của nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

Kẽ hở thứ ba, biện pháp xử phạt do chậm đưa đất vào sử dụng không đủ sức răn đe. Nhiều năm qua nhiều dự án bất động sản, nhà ở tại các vị trí "đất vàng" hoặc dự án có quy mô diện tích rất lớn nhưng chủ đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng, có dấu hiệu "găm" giữ đất, "đầu cơ" nhưng các biện pháp và mức xử phạt hiện hành quá nhẹ, chưa có trường hợp nào bị ra quyết định thu hồi dự án.

Kẽ hở thứ tư là các phương pháp xác định "giá đất cụ thể" để làm căn cứ tính "giá khởi điểm" đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, vẫn chưa đảm bảo nguyên tắc "phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường".

Không được phép bán đấu giá đất nhà ở thương mại tại dự án nhà ở xã hội

Liên quan đến văn bản của Sở Xây dựng Hà Tĩnh đề nghị hướng dẫn về bán đấu giá quyền sử dụng đất khu đất nhà ở thương mại tại dự án nhà ở xã hội đã được đầu tư xây dựng hạ tầng, Bộ Xây dựng cho biết: Tại điểm b khoản 1 Điều 110 Luật Đất đai quy định: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 58 Luật Nhà ở quy định: Doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này để cho thuê, cho thuê mua, bán thì được hưởng các ưu đãi sau:

Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán;

Tại Điều 9 Thông tư số 09 ngày 16/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định: Đối với phần kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội quy định tại điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP (được xác định cụ thể trong dự án xây dựng nhà ở xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thì chủ đầu tư được bán, cho thuê, cho thuê mua theo giá kinh doanh thương mại (trong cơ cấu giá đã tính cả tiền sử dụng đất được miễn) cho các đối tượng có nhu cầu để bù đắp chi phí đầu tư nhà ở xã hội, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội và giảm chi phí quản lý, vận hành nhà ở xã hội của dự án.

Việc hạch toán lợi nhuận thu được từ phần kinh doanh thương mại để bù đắp chi phí cho nhà ở xã hội phải nêu rõ phần bù đắp để giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua, phần bù đắp cho quản lý, vận hành nhà ở xã hội và phải được thể hiện rõ trong phương án cân đối tài chính của toàn bộ dự án theo quy định tại điểm d khoản này.

“Do đó, đề nghị của Sở Xây dựng Hà Tĩnh là không phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở” Bộ Xây dựng khẳng định.

Cao Bằng: Nhà liền kề, nhà phố TNR Grand Palace Cao Bằng giá từ 7 tỷ đồng/căn

TNR Grand Palace Cao Bằng có vị trí tại phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng (Cao Bằng). Dự án có tổng diện tích khoảng 8.000m2 với mật độ xây dựng khoảng 74%. Dự án được chia thành 3 tiểu khu chính là tiểu khu The Opera, tiểu khu The Gallery và tiểu khu Wonder và cung cấp ra thị trường khoảng 61 lô nhà phố shophouse và nhà liền kề với diện tích đa dạng từ 79 – 130m2, chiều cao xây dựng 5 tầng.

Tiện ích nội khu của TNR Grand Palace Cao Bằng gồm: cây viên cây xanh, khuôn viên tản bộ, trung tâm mua sắm, quán cà phê, khu vui chơi dành cho trẻ em, khu vực tập gym – yoga, phòng sinh hoạt cộng đồng, hệ thống an ninh khu vực,…
TNR Grand Palace Cao Bằng sở hữu nhiều tiện ích nội khu như: cây viên cây xanh, khuôn viên tản bộ, trung tâm mua sắm, quán cà phê, khu vui chơi dành cho trẻ em, khu vực tập gym – yoga, phòng sinh hoạt cộng đồng, hệ thống an ninh khu vực,…

Hiện tại, giá nhà liền kề, nhà phố TNR Grand Palace Cao Bằng từ khoảng 7 - 12 tỷ đồng/căn tùy vị trí và sản phẩm.

Đưuọc biết, chủ đầu tư dự án TNR Grand Palace Cao Bằng là Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ có trụ sở chính tại số 47, đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (Hà Nội), do bà Vũ Thùy Duyên (sinh năm 1994) giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Theo giấy phép kinh doanh thay đổi vào tháng 07/2021, doanh nghiệp được thành lập vào ngày 28/09/2007 với vốn điều lệ 2.021 tỷ đồng và được tăng thêm 400 tỷ đồng so với tháng 03/2021.

Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: bất động sản, xây dựng, dịch vụ,…

Dự án TNR Grand Palace được vận hành và phát triển bởi đơn vị TNR Holdings Việt Nam. Đơn vị phân phối dự án là Địa ốc Vinahomes, Bất động sản Hưng Gia, Công ty cổ phần bất động sản Saco.

TNR Grand Palace Cao Bằng được triển khai từ tháng 08/2020 và dự kiến bàn giao vào năm 2022.

Cần Thơ: Khu đô thị mới STK An Bình giá từ 35 triệu đồng/m2

STK An Bình nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), phía Đông giáp rạch Cái Sơn, phía Tây giáp rạch Rau Râm, phía Nam giáp sông Cần Thơ, phía Bắc giáp khu dân cư.

STK An Bình Cần Thơ sở hữu các tiện ích nội khu gồm: trung tâm thương mại, hệ thống nhà hàng, trung tâm thể dục thể thao, gym, yoga...
STK An Bình Cần Thơ sở hữu các tiện ích nội khu gồm: trung tâm thương mại, hệ thống nhà hàng, trung tâm thể dục thể thao, gym, yoga...

Dự án có tổng diện tích là 10,5 ha bao gồm 339 sản phẩm, trong đó có 327 căn nhà liền kề diện tích từ 80-168 m2 và 12 căn biệt thự diện tích từ 240-280 m2.

hủ đầu tư dự án Khu đô thị mới STK An Bình là Công ty Cổ phần Đầu tư STK được thành thành lập ngày 13/03/2017, đặt trụ sở tại LK 2A-01, Khu đô thị mới STK An Bình, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Công ty có tổng vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, được đại diện bởi ông Đặng Hồng Lến (SN 1961) là chủ tịch hội đồng quản trị và ông Lê Hải Phú (SN 1982) là tổng giám đốc.

Công ty Cổ phần Đầu tư STK trước đây có tên cũ là Công ty TNHH MTV Đầu tư STK và được đổi lại thành tên hiện tại vào ngày 09/04/2019. Công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, buôn bán vật liệu máy móc và xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng.

Dự án Khu đô thị mới STK An Bình được khởi công vào quý I/2020 và dự kiến hoàn thành vào quý IV/2021.