Cuối năm giá bất động sản tăng vọt

Trái ngược với tình hình dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước. Thị trường bất động sản cuối năm vẫn tiếp đà tăng vọt.

lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro; tình trạng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại một số địa phương; cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ, thiếu minh bạch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa đáp ứng yêu cầu quy định.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro; tình trạng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại một số địa phương; cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ, thiếu minh bạch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa đáp ứng yêu cầu quy định.

Tại Hà Nội và Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam... thị trường nhà đất đều thiết lập những ngưỡng giá mới, như Dự án Masterise 22 - 24 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), giá căn hộ có diện tích 120 - 250 m2 được chào bán khoảng 85 - 175 tỷ đồng. Khu đô thị Vinhomes Green Bay (Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm), giá một số biệt thự hiện đã chạm mốc 400 triệu đồng/m2, tăng khoảng 4 - 5 lần so với 5 năm trước. Một căn biệt thự song lập khoảng 150 m2 tại khu đô thị này được rao bán với giá khoảng 60 - 70 tỷ đồng. Đất vị trí đẹp trung tâm thị trấn của huyện Đan Phượng đã tăng từ khoảng trên dưới 40 triệu đồng/m2 lên 60 - 70 triệu đồng/m2.

Hay những lô đất thuộc một dự án bất động sản thuộc huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đầu năm chỉ giá hơn 25 triệu đồng/m2 nay đã tăng vọt lên 38 triệu đồng/m2, dù vẫn chưa ra được sổ đỏ.

Ở TP HCM, Quý 3/2021 là giai đoạn kinh tế mà thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do các đợt giãn cách kéo dài khiến thị trường ế ẩm, thanh khoản kém nhất 5 năm thì giá chào bán căn hộ tại TP HCM vẫn tăng 5-10%. Sang quý 4/2021, giá nhà ở tại TP HCM tiếp tục leo thang do nguồn cung khan hiếm. Các đợt chào bán nhà trong mùa cao điểm bán hàng cuối năm đa phần đều là mở bán giai đoạn tiếp theo của các dự án cũ, giá bán đợt sau tăng trung bình 3-5% so với đợt mở bán trước.

Lý giải về hiện tượng giá tăng nóng thời gian qua, ông Nguyễn Văn Đính - Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS VN, cho rằng một phần nguyên nhân đến từ việc người dân đang có nhu cầu đầu tư, lướt sóng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ngân hàng xuống thấp.

Ngoài ra, một bộ phận người dân đang có tiền nhàn rỗi, không biết đầu tư vào đâu nên chọn đầu tư vào BĐS vì mức sinh lời hấp dẫn, lại tránh được lạm phát do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dòng tiền trong xã hội bị ùn tắc do khó đầu tư kinh doanh ở các lĩnh vực khác, lãi suất ngân hàng giảm nên dồn sang chứng khoán, BĐS.

Hà Nội: Báo động tình trạng sai phạm trong xây dựng trái phép, phá vỡ quy hoạch

Trong những năm qua, dù UBND TP Hà Nội đã ra nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể các Sở, nghành và các quận huyện trên địa bàn thực hiện xử lý nghiêm tình trạng sai phạm về vấn đề trật tự xây dựng nhưng hiện tại tình trạng này rất khó xử lý dứt điểm. Theo thống kê thì sai phạm trong lĩnh vực xây dựng không chỉ diễn ra ở các công trình, dự án có quy mô mà nó diễn biến phức tạp trong các khu dân cư với mật độ dày đặc.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2016-2020, các Đội Thanh tra xây dựng (nay là Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện) đã kiểm tra 95.502 công trình. Qua đó, phát hiện lập hồ sơ xử lý 6.457 trường hợp có vi phạm, chiếm tỷ lệ 6,76%.

UBND cấp huyện, cấp xã đã xử lý dứt điểm 5.992 trường hợp vi phạm và đang tiến hành xử lý những trường hợp còn lại. Các cấp cũng đã ban hành 7.491 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt trên 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thống kê vẫn chưa thể hiện hết thực trạng sai phạm về vấn đề trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô.

Một công trình khủng có dấu hiệu vi phạm về quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Tây Hồ.
Một công trình khủng có dấu hiệu vi phạm về quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Tây Hồ.

Theo khảo sát của phóng viên, đơn cử tại quận Tây Hồ hàng loạt các công trình xây dựng có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng như tại 415 Âu Cơ, công trình số 417 Âu Cơ, công trình số 505 Âu Cơ, công trình tại ngõ 19 Trịnh Công Sơn, công trình số 13 ngõ 71 Trịnh Công Sơn, công trình tại ngõ 612 đường Lạc Long Quân, công trình tại 692 đường Lạc Long Quân, 43,45/52 Tô Ngọc Vân... đã khiến nhiều người dân địa phương bức xúc.

Tại quận Đống Đa tình trạng sai phạm trong xây dựng cũng xảy ra tại số 8, ngõ 82 Chùa Láng, phường Láng Thượng; số 292 đường Láng; công trình số 1 ngõ 56 Trần Quang Diệu; số 26 Trần Quang Diệu... nhưng đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu xử lý của cơ quan chức năng địa phương.

Quận Cầu Giấy, công trình số 09, lô B, khu biệt thự 5,2 ha Yên Hòa dù đã có quyết định về việc đình chỉ và buộc tháo dỡ, cưỡng chế phần công trình vi phạm nhưng không rõ vì sao UBND quận Cầu Giấy lại đang xin ý kiến Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Xây dựng Hà Nội đối với việc cấp Giấy phép xây dựng công trình này. Không chỉ tại địa chỉ này, các công trình tại số 31 phố Trương Công Giai, 94 - 96 phố Khúc Thừa Dụ cũng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy hoạch đô thị.

Trên địa bàn quận Thanh Xuân, những sai phạm tại các công trình địa chỉ số 174, 176 phố Nguyễn Xiển; công trình xây dựng trên đất nông nghiệp tại số 225 Nguyễn Xiển... đã được các cơ quan báo chí, truyền thông phản ánh rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu được xử lý.

TP HCM: Tập trung thu hồi các dự án treo

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, cho biết, đối với các dự án cần thu hồi đất đã được HĐND TP thông qua sẽ được tập trung thực hiện. Ngoài ra, việc công khai minh bạch thông tin quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của các dự án cũng giảm thiểu các trường hợp lập dự án ma nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân.

Trước đó, Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết, UBND TP HCM đã hủy bỏ 108 dự án quá 3 năm không thực hiện đồng thời trình HĐND TP thông qua hủy bỏ 61 dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đã được HĐND TP quyết nghị trước đây nhưng chậm triển khai, dây dưa kéo dài.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho rằng việc đến nay sau nhiều năm dự án treo vẫn còn, chưa thể thu hồi có một phần chồng chéo của các quy định pháp luật. Cụ thể, một dự án đầu tư được gọi là treo nếu sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng hoặc sau 24 tháng sử dụng đất không đúng tiến độ triển khai đã đề ra. Luật Đất đai 2003 quy định, những dự án như thế sẽ bị thu hồi đất và trả lại phần tài sản đã đầu tư trên đất, trừ trường hợp các dự án được UBND cấp tỉnh gia hạn. Đến luật Đất đai 2013, các dự án chậm triển khai được gia hạn thêm 24 tháng, nếu vẫn không triển khai thì bị thu hồi đất. Thế nhưng, luật Đầu tư thì quy định, sau 12 tháng dự án không có hoạt động đầu tư thì rút phép đầu tư. Mâu thuẫn trong các quy định pháp luật làm khó cho việc xử lý các dự án chậm triển khai này.

Siết chặt cho vay chứng khoán, bất động sản đầu cơ trong năm 2022

Ngày 28/12, trao đổi với báo chí sau cuộc họp báo về điều hành hoạt động ngân hàng năm 2022, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết trong năm 2022 sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô cũng như đảm bảo giá trị đồng tiền, tỉ giá.

Điều hành lãi suất theo hướng ổn định, các ngân hàng thương mại bằng nguồn lực của mình tiếp tục hạ lãi suất cho vay, cộng với hỗ trợ từ Chương trình phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế của Chính phủ sẽ tạo hiệu ứng chung để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt những lĩnh vực khó khăn, lĩnh vực cần thiết ưu tiên.

Bản tin bất động sản ngày 29/12: Cuối năm giá nhà đất tăng vọt, thiết lập ngưỡng giá mới
Về tín dụng cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và những doanh nghiệp phát hành trái phiếu có biểu hiện không lành mạnh, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định ngân hàng sẽ không những không tập trung vốn cho những lĩnh vực này mà còn kiểm soát chặt chẽ.

Để đáp ứng các nhu cầu vốn của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 14% trong năm 2022. Còn dư nợ năm 2022 có thể cao hơn nhưng cũng có thể thấp hơn mức này, tùy theo tín hiệu của nền kinh tế, nhu cầu vốn của nền kinh tế và đặc biệt là mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022.

Như năm 2021, tăng trưởng tín dụng được đặt ra là 12%. Tuy nhiên nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho nền kinh tế và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có nhu cầu vốn xử lý nhu cầu cấp bách, Ngân hàng Nhà nước đã nới tín dụng vào mấy tháng cuối năm. Ước dư nợ toàn nền kinh tế trong năm nay đạt khoảng 13,5-14%.

Về tín dụng cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và những doanh nghiệp phát hành trái phiếu có biểu hiện không lành mạnh, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định ngân hàng sẽ không những không tập trung vốn cho những lĩnh vực này mà còn kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể với bất động sản, cơ quan này cho biết sẽ siết chặt bất động sản có tính chất đầu cơ, các dự án lớn. Tuy nhiên, riêng với bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực của người dân, Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến khích.

Về trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước thậm chí có thể sẽ tiến hành thanh kiểm tra.

Đối với chứng khoán, nếu để phục vụ thị trường phát triển lành mạnh, ổn định, nếu thị trường phát triển lành mạnh, nguồn vốn vẫn sẽ được tạo điều kiện. Nhưng ngược lại, nếu thị trường có dấu hiệu đầu cơ, tăng nóng thì Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt lại.