Người có nhu cầu mua bất động sản khó mua nơi an cư vì giá bị đẩy cao "chót vót"

Không chỉ nhiều người dân mà ngay cả giới chuyên gia cũng nhận định giá nhà đất tại Việt Nam, đặc biệt tại khu vực thành thị đang quá đắt so với mặt bằng thu nhập chung của người dân - kể cả những người có thu nhập từ trung bình tới khá.

Bản tin bất động sản 2/3: Vay mua nhà ở ngân hàng nào có lãi suất thấp nhất?
Giá nhà đất tăng cao khiến người có nhu cầu để ở khó tiếp cận.

Cụ thể, theo công bố Báo cáo & Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Bất động sản (BĐS) của Batdongsan.com.vn thì có tới 52% số người tham gia khảo sát cho rằng giá BĐS tại Việt Nam hiện đang quá cao.

Giá BĐS tăng cao đã khiến nhiều người không thể tìm được sản phẩm bất động sản ở các khu vực họ mong muốn và phù hợp mức ngân sách dự kiến. Đáng chú ý, phần lớn nhóm đối tượng này là những người có nhu cầu mua nhà ở thực.

Theo khảo sát, có hơn 67% người dùng nhận xét giá bán bất động sản tại Việt Nam hiện nay khá cao, trong đó 23% cho rằng giá đang quá cao, vượt xa tầm thu nhập của người mua. Bất cập giá bán cũng dẫn đến 75% người mua nhà tại Việt Nam cho rằng, giá bất động sản thiếu sự hợp lý và trở thành sản phẩm quá đắt đỏ với người lao động.

Hơn 30% người dùng Việt cho biết họ không có khả năng mua nổi bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có khoảng 55% người dùng nhìn nhận họ có thể mua được bất động sản nhưng với điều kiện phải có sự hỗ trợ tài chính.

Gần 48% người mua nhà có quan điểm cho rằng trước xu thế giá nhà tiếp tục tăng trong năm 2022, các chính sách khuyến mãi, hỗ trợ tài chính của chủ đầu tư sẽ ngày càng được người mua nhà xem trọng và kỳ vọng là giải pháp chính mang lại sự thuận lợi trong việc mua bất động sản.

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) từng cho biết, tình trạng giá nhà tăng vọt nguyên nhân chủ yếu là do sụt giảm mạnh nguồn cung dự án nhà ở, thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là rất thiếu căn hộ có giá vừa túi tiền (tầm trên dưới 35 triệu đồng/m2; giá căn hộ 2 phòng ngủ khoảng trên dưới 2 tỷ đồng), hoặc nhà ở thương mại giá thấp (tầm 20-25 triệu đồng/m2; giá căn hộ 2 phòng ngủ khoảng trên dưới 1,5 tỷ đồng), nhà ở xã hội. Điều này cũng dẫn đến việc khó tiếp cận bất động sản ở đối với đại đa số bộ phận người lao động.

Tháng 3/2022, vay mua nhà ở ngân hàng nào lãi suất thấp nhất?

Có sẵn hàng tỷ đồng để mua bất động sản để ở là điều gần như bất khả thi với phần lớn người lao động hay các gia đình trẻ. Chính vì vậy, việc tìm đến ngân hàng để vay mua nhà trả góp là lựa chọn tối ưu cho người có nhu cầu mua để ở thực sự.

Bản tin bất động sản 2/3: Vay mua nhà ở ngân hàng nào có lãi suất thấp nhất?
Ngân hàng MSB hiện đang có gói sản phẩm vay mua nhà ở mức ưu đãi nhất là 4,99%/năm với thời gian bù đắp lên đến 24 tháng.

Tuy nhiên, việc tìm một ngân hàng có lãi suất vay mua nhà thấp nhất và phương án trả góp hợp lý, linh hoạt là điều mà mọi người luôn hướng tới. Hiện tại, danh sách các ngân hàng có chương trình vay mua nhà lãi suất thấp nhất bao gồm:

Ngân hàng MSB hiện đang có gói sản phẩm vay mua nhà ở mức ưu đãi nhất là 4,99%/năm với thời gian bù đắp lên đến 24 tháng. Ngân hàng MSB cho vay tối đa 90% giá trị của tài sản đảm bảo có thời hạn vay là 25 năm.

Ngân hàng PVcomBank tính lãi suất vay mua nhà mức 5%/năm, áp dụng cho 6 tháng đầu tiên. Khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất vay sẽ được cố định là 12%/năm. Thời hạn cho vay kéo dài đến 20 năm với hạn mức vay tối đa lên đến 85% giá trị của tài sản đảm bảo.

Ngân hàng TPBank và VPBank cùng tính lãi suất vay mua nhà là 5,9%/năm. Đối với VPBank, lãi suất vay ưu đãi được triển khai cho 3 tháng đầu tiên. TPBank thì áp dụng lãi suất ưu đãi 5,9%/năm được cho vay đến 30 năm với hạn mức vay đến 90% giá trị tài sản thế chấp.

Ngoài ra, một số ngân hàng có mức lãi suất vay mua nhà thấp khác bao gồm: Woori Bank (6,1%/năm), Hong Leong Bank (6,19%/năm), BIDV – HSBC (6,2%/năm),…

Đáng chú ý, mức lãi suất vay cao nhất là 8,99%/năm tiếp tục được ghi nhận tại ngân hàng Bắc Á với hạn mức vay tối đa lên đến 90% giá trị tài sản và thời hạn vay kéo dài đến 25 năm.

23 dự án nhà, khu đô thị Hà Nội thuộc diện thanh tra việc dành 20% quỹ đất dự án để xây nhà ở xã hội

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã gửi Thanh tra Bộ Xây dựng cung cấp danh mục các dự án thuộc diện phải dành quỹ đất nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Năm 2004, UBND TP Hà Nội đã thu hồi 351.618m2 đất quận Hoàng Mai giao cho Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đầu tư xây dựng KĐT mới Thịnh Liệt. Sau 17 năm, dự án vẫn chỉ là đồng cỏ.
Năm 2004, UBND TP Hà Nội đã thu hồi 351.618m2 đất quận Hoàng Mai giao cho Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đầu tư xây dựng KĐT mới Thịnh Liệt nhưng sau 18 năm dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang.

Trong đó, có 7 dự án nhà ở thương mại, nhà ở bao gồm: khu tái định cư Đông Hội, Đông Anh; nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì; khu nhà ở, văn phòng, nhà trẻ và trường tiểu học 622 Minh Khai, khu nhà ở Tây Mỗ; nhóm nhà ở Đông Nam đường Lê Văn Lương kéo dài, khu nhà ở Minh Đức (Mê Linh), khu nhà ở xã Uy Nỗ, Đông Anh.

Ngoài ra danh sách có 16 dự án đầu tư xây dựng khu đô thị như khu đô thị Nam đường vành đai 3 (The Manor Central Park); khu đô thị Thịnh Liệt; khu đô thị HUD Sơn Tây, khu đô thị mới CEO Mê Linh, Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và; khu đô thị mới Đại Kim, khu đô thị làng hoa Tiền Phong, khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh, khu đô thị Gia Lâm…

Cảnh giác với các dự án thuộc dạng "đất ở không hình thành đơn vị ở"

Trong thời gian qua, hàng loạt khách hàng sở hữu căn hộ, biệt thự tại dự án có loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở” đã phản ánh tới báo chí việc không được cấp sổ đỏ, không đảm bảo quyền lợi như cam kết dẫn đến khiếu kiện, tố cáo kéo dài.

Cụ thể, tại dự án du lịch nghỉ dưỡng The Arena Cam Ranh (thuộc phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh) của Công ty Cổ phần Trần Thái Cam Ranh, khách hàng đã phản ánh về việc dự án chậm tiến độ, chậm bàn giao căn hộ cho khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng mua nhà cũng đang khiếu kiện chủ đầu tư ra TAND TP Cam Ranh và yêu cầu chủ đầu tư tuyên bố hợp đồng mua bán căn hộ giữa các bên là vô hiệu, đồng thời buộc chủ đầu tư phải trả lại số tiền đã mua căn hộ trước đó và bồi thường thiệt hại.

Được biết, dự án được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2009 với thời gian hoạt động 50 năm. Trải qua 12 năm, đến nay, dự án này có 5 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Liên quan đến sự việc trên, UBND tỉnh Khánh Hòa thông tin trong quá trình triển khai, dự án The Arena Cam Ranh còn vướng mắc liên quan đến nội dung "đất ở không hình thành đơn vị ở" và mật độ xây dựng gộp của dự án lớn hơn mật độ xây dựng đã được phê duyệt tại quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.

Ninh Bình: Điểm danh các dự án, công trình vi phạm về đất đai chưa được xử lý

Sở TNMT tỉnh Ninh Bình cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 13 dự án, công trình vi phạm pháp luật đất đai còn vướng mắc, chưa xử lý được. Trong đó, có 7/13 dự án, công trình đã được Thanh tra Chính phủ và Sở TNMT tỉnh Ninh Bình tiến hành thanh tra và kiến nghị UBND tỉnh Ninh Bình xử lý nhưng đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Cụ thể bao gồm: Dự án mở rộng Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí hồ Đồng Chương (tại 3 xã Kỳ Phú, Phú Long và Phú Lộc, huyện Nho Quan); Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi giun quế Thiên Lý và sinh thái tổng hợp của ông Bùi Mạnh Hùng (tại Xã Yên Quang, huyện Nho Quan); Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở sản xuất cấu kiện bê tông và kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Hoa Cương (tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô)...

Theo TTCP, ngày 8/8/2011 UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định 533/QĐ-UBND về việc thu hồi 129,1ha đất của 3 công ty sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường để giao cho Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường thuê thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí hồ Đồng Chương. Tuy nhiên, đến nay toàn bộ diện tích trên vẫn chưa tiến hành giải phóng mặt bằng (chậm tiến độ 9 năm), nhưng UBND tỉnh vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Theo Thanh tra Chính phủ, ngày 8/8/2011 UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định 533/QĐ-UBND về việc thu hồi 129,1ha đất của 3 công ty sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường để giao cho Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường thuê thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí hồ Đồng Chương. Tuy nhiên, đến nay toàn bộ diện tích trên vẫn chưa tiến hành giải phóng mặt bằng (chậm tiến độ 9 năm), nhưng UBND tỉnh vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

Các dự án trên thường vi phạm chủ yếu: Chưa đưa đất vào sử dụng; Sử dụng một phần diện tích đất được giao không đúng mục đích; Dự án dừng hoạt động sản xuất kinh doanh; Sử dụng đất và xây dựng công trình trên phần diện tích đất không được nhà nước giao, cho thuê …

Vào cuối năm 2021, liên quan đến dự án Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí hồ Đồng Chương, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, thu hồi 129,1ha đã giao cho doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (thuộc sở hữu của ông Nguyễn Xuân Trường) thuê thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí hồ Đồng Chương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).