Hơn 5.700 căn hộ chung cư TP HCM sẽ được cấp sổ hồng trong năm 2022

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), TP HCM còn khoảng 50.000 căn hộ bị treo sổ hồng. Sở đang có những động thái để giúp người dân nhanh chóng nhận được sổ hồng.

Ông Lê Thành Phương, Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), cho biết từ 19/10/2021, Sở TNMT đã có kế hoạch đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà cho các dự án chung cư trên địa bàn thành phố.

Theo đó, từ ngày 1/3 đến 28/2/2023, sở sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận cho 37.421 căn đã đủ điều kiện.

Tính đến nay, Sở đã cấp sổ hồng cho khoảng 16.000 căn hộ, dự kiến đến hết năm 2022 cấp thêm cho 5.757 căn đã nộp hồ sơ cho sở. Mục tiêu đến tháng 2/2023, Sở sẽ hoàn tất sổ hồng cho 15.664 căn hộ chung cư đã đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.

Hơn 5.700 căn hộ chung cư TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng trong năm 2022. Ảnh minh họa
Hơn 5.700 căn hộ chung cư TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng trong năm 2022. Ảnh minh họa

Đồng thời, ông Lê Thành Phương nêu 3 tình trạng dẫn đến vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận cho các dự án nhà chung cư.

Thứ nhất là do chủ đầu tư đã thế chấp dự án, khiến người mua nhà không đủ điều kiện được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn hộ. Ông Phương cho biết theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư phải giải chấp và nộp bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Sở TNMT thì mới đạt điều kiện cấp sổ hồng.

Khó khăn thứ hai liên quan đến các vi phạm xây dựng của chủ đầu tư. Theo ông Phương, các chủ đầu tư phải khắc phục hết mọi vướng mắc về pháp lý của công trình nhà ở, thì người mua nhà mới được cấp giấy chứng nhận sổ hồng.

Trường hợp cuối cùng là về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư. Các nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) phải được chủ đầu tư thực hiện xong thì chủ căn hộ mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng căn hộ.

Trong thời gian tới, Sở TNMT sẽ tập trung hoàn thiện sổ hồng cho 15.664 căn hộ đã đủ điều kiện. Đồng thời, Sở chỉ đạo đơn vị chuyên môn và phối hợp các cơ quan chức năng để tập trung tháo gỡ các khó khăn trên.

Hai doanh nghiệp bỏ cọc ở Thủ Thiêm về chung một địa chỉ

Gần 2 tuần sau hạn chót nộp tiền sử dụng đất, ngày 19/7, hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm là Công ty CP Sheen Mega và Công ty CP Dream Republic cùng thay đổi trụ sở chính về địa chỉ 5A/2 Trần Phú, phường 4, quận 5, TP.HCM.

Trước đó, Dream Republic đặt văn phòng tại tòa nhà VVA Tower trên đường Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM, còn Sheen Mega cũng nằm cách đó không xa, ở số 32 Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1.

Cuối năm 2021, Công ty Dream Republic trúng đấu giá lô đất 3-5 có diện tích 6.446 m2 khi ra giá 3.820 tỷ đồng. Trong khi đó, Sheen Mega mua lô đất 3-8 diện tích 8.568 m2 với giá 4.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến tháng 4 năm nay, hai đơn vị có văn bản xin kéo dài thời gian thanh toán tiền sử dụng đất thành 6 đợt, từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng không được chấp thuận. Sau đó, các doanh nghiệp xin nộp 100 tỷ đồng trước ngày 30/4 và cam kết hoàn thành thanh toán phần còn lại trong vòng 180 ngày kể từ ngày thông báo nộp tiền sử dụng đất, tức trễ nhất ngày 6/7.

Tuy nhiên, suốt thời gian này cả hai doanh nghiệp đều không nộp thêm bất cứ khoản tiền nào. Cơ quan thuế đã ra quyết định phong tỏa, cưỡng chế trích tiền từ tài khoản 2 công ty nhưng chỉ thu về được lần lượt gần 40,5 triệu đồng và chưa đầy 821.000 đồng từ Sheen Mega và Dream Republic.

Ngày 7/7, Cục Thuế TP.HCM chính thức có công văn báo cáo việc 2 doanh nghiệp này chưa nộp tiền sử dụng đất dù đã quá hạn. Theo hợp đồng đã kí với UBND TP, 2 doanh nghiệp này mất tổng số tiền cọc khoảng 320 tỷ đồng, còn hơn 40 triệu đồng cưỡng chế trích từ tài khoản sẽ được nhận lại. Dù vậy, đến hiện tại, UBND TP.HCM vẫn chưa có quyết định hủy kết quả trúng đấu giá đất Thủ Thiêm với 2 doanh nghiệp này.

Trước đó, 2 doanh nghiệp khác trúng đấu giá đất Thủ Thiêm cùng đợt là Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển thương mại Bình Minh cũng đã lần lượt xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản vì không thể bố trí đủ vốn. Công ty con của Tân Hoàng Minh mất hơn 588 tỷ đồng tiền cọc, còn Bình Minh mất hơn 140 tỷ đồng.

UBND TP Đà Lạt: Dừng ngay hoạt động du lịch trái phép trên hồ Xuân Hương

UBND TP Đà Lạt xác nhận đã nhận được văn bản số 1371/SNN-TL ngày 21/6/2022 và văn bản số 1617/SNN-TL ngày 20/7/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xử lý hoạt động du lịch trái phép bằng xuồng máy trên mặt hồ Xuân Hương.

UBND TP Đà Lạt đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, xác minh, xử lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bến thuyền, dịch vụ thuyền đạp nước của các đơn vị kinh doanh tại hồ Xuân Hương để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân và du khách khi sử dụng loại hình dịch vụ này.

Cụ thể, UBND TP Đà Lạt yêu cầu Công ty TNHH LiMi tạm ngừng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bến thuyền, dịch vụ thuyền đạp nước tại hồ Xuân Hương trong thời gian hoàn thiện hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trên phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật.

UBND TP Đà Lạt đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt và các đơn vị có liên quan kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bến thuyền, dịch vụ thuyền đạp nước tại hồ Xuân Hương hoàn thiện hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trên phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bến thuyền, dịch vụ thuyền đạp nước tại hồ Xuân Hương để đảm bảo an toàn cho nhân dân và du khách khi sử dụng loại hình dịch vụ này.

Như Báo điện tử Đầu tư đã phản ánh, ngày 20/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng có văn bản số 1617/SNN-TL đề nghị UBND TP. Đà Lạt báo cáo việc xử lý hoạt động du lịch trái phép bằng xuồng máy trên mặt hồ Xuân Hương (lần 2).

Trước đó, ngày 21/6/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 1371/SNN-TL về việc xử lý hoạt động du lịch trái phép bằng xuồng máy trên mặt hồ Xuân Hương.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị UBND thành phố Đà Lạt tổ chức kiểm tra hoạt động du lịch bằng xuồng máy tại Bến thuyền Xuân Hương, đồng thời xử lý dứt điểm theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; báo cáo kết quả xử lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/7/2022 để cơ quan này tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Bến thuyền với dịch vụ đạp nước của Công ty TNHH LIMI hiện đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của UBND TP Đà Lạt. Ảnh: Báo Lâm Đồng
Bến thuyền với dịch vụ đạp nước của Công ty TNHH LIMI hiện đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của UBND TP Đà Lạt. Ảnh: Báo Lâm Đồng

Tuy nhiên đến ngày 20/7/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa nhận được báo cáo của UBND TP Đà Lạt. Qua kiểm tra thực tế tại khu vực hồ Xuân Hương vào sáng ngày 19/6/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện, tại khu vực bờ hồ gần nút giao Trần Quốc Toản - Trần Nhân Tông có xuất hiện một nhà bán vé có bảng quảng cáo ghi thông tin “Điểm bán vé Bến thuyền Xuân Hương” của Công ty TNHH LiMi.

Lúc này, dưới lòng hồ có 30 xuồng nhỏ gắn động cơ, trong đó có khoảng 4 xuồng đang hoạt động trên mặt hồ phục vụ du khách. Các xuồng này do du khách tự lái, trong đó có xuồng mang số 18 đang chở theo 7 người (trong đó có 1 trẻ em).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện có 1 người không mặc áo phao. Xuồng có dấu hiệu vượt quá tải trọng và luôn ở trạng thái nghiêng về một bên, rất nguy hiểm cho tính mạng các du khách trên xuồng. Những hình ảnh này đều được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi lại.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 15/9/2021, tại văn bản số 5898/UBND-QLĐT, UBND TP Đà Lạt đã có ý kiến chỉ đạo: “Việc kiến nghị xây dựng bổ sung 1 quầy bán vé tại khu vực Bến du thuyền, hồ Xuân Hương của Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt là không phù hợp theo Quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày 25/11/2016, số 1081/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh thiết kế đô thị khu vực cảnh quan quanh hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt và Quyết định số 22/QĐ-SXD ngày 25/02/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng”.

“Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bằng xuống máy tại Bến thuyền Xuân Hương này là hoạt động mới được phát sinh gần đây, chưa được UBND tỉnh cấp phép hoạt động theo quy định tại Chương IV Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, hoạt động du lịch bằng xuống máy này rất nguy hiểm đến an toàn, tính mạng du khách; ảnh hưởng đến cảnh quan chung khu vực quanh hồ Xuân Hương; có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng khi có sự cố đáng tiếc xảy ra”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá.

Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND TP Đà Lạt tổ chức kiểm tra hoạt động du lịch bằng xuống máy tại Bến thuyền Xuân Hương, đồng thời xử lý dứt điểm theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi.

Kết quả xử lý báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/7/2022 để cơ quan này tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Dự án khu biệt thự Him Lam Vĩnh Tuy tại Hà Nội có giá từ 250 triệu đồng/m2

Him Lam Vĩnh Tuy có vị trí tọa lạc tại đường Cổ Linh, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Dự án Him Lam Vĩnh Tuy còn có kết nối thuận tiện tới các trục đường chính như Quốc lộ 5A, Quốc lộ 5B (Hà Nội - Hải Phòng), đường Quốc lộ 1A giúp dễ dàng kết nối tới các tỉnh thành phố khu vực phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Dự án Him Lam Vĩnh Tuy có tổng diện tích quy hoạch 162.391 m2, diện tích xây dựng chỉ 21.776 chiếm 13,4% mật độ, phần còn lại tạo khoảng không cảnh quan và đường xá lớn. Dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 1.991 tỷ đồng.

Sản phẩm của dự án Him Lam Vĩnh Tuy bao gồm loại hình biệt thự với số lượng 112 căn, diện tích mỗi căn đa dạng từ 220 – 367,5 - 400 m2. Được thiết kế 1 trệt, 2 lầu, 1 tầng mái và sân thượng.

Dự án Him Lam Vĩnh Tuy sở hữu các tiện ích ngoại khu như: cách hồ gươm 6 km, từ quận Long Biên dễ dàng đi qua các quận trung tâm thông qua 4 cây cầu: Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Cùng nằm gần các hệ thống trường học các cấp như: mầm non Việt Hưng, THCS Đức Giang, THCS Long Biên, THPT Thạch Bàn…

Phối cảnh biệt thự tại Him Lam Vĩnh Tuy.
Phối cảnh biệt thự tại Him Lam Vĩnh Tuy.

Chủ đầu tư dự án Him Lam Vĩnh Tuy Hà Nội là Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Tuy, đặt trụ sở tại ngày 03/12/2009, đặt trụ sở tại tầng 5, tòa nhà Long Biên - sân golf Long Biên, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Tuy được thành lập bởi 3 cổ đông sáng lập là Công ty Thực phẩm Miền Bắc, Công ty Cổ phần Him Lam, Công ty TNHH Trung Cần.

Theo tìm hiểu, ngày 13/8/2013 UBND quận Long Biên ban hành Quyết định số 5189/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu nhà ở Tư Đình mới tỉ lệ 1/500 với tổng diện tích trong phạm vi nghiên cứu khoảng 189.262 m2, được chia làm hai khu vực: Khu vực đất đã xây dựng là đất dự án khác có diện tích khoảng 26.871 m2 và khu vực đất chưa xây dựng (Xây dựng Khu nhà ở Tư Đình mới) có diện tích đất khoảng 162.391 m2 bao gồm ao hồ, mương nước, đường đất, nhà xưởng.

Tiếp đó, ngày 16/1/2014, UBND quận Long Biên ra thông báo số 51/TB-UBND về việc thu hồi đất thực hiện dự án: Khu nhà ở Him Lam - Vĩnh Tuy (tên cũ là Khu nhà ở Tư Đình mới) đồng thời chấp thuận cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Tuy nghiên cứu lập dự án Khu nhà ở Him Lam Vĩnh Tuy tại phường Long Biên bằng Công văn số 161/ UBND-QLĐT, ban hành ngày 24/1/2014.

Các sản phẩm tại dự án Him Lam Vĩnh Tuy đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, với mức giá bán tham khảo trên thị trường từ 250 tỷ đồng/m2.