Hàng loạt dự án y tế ngàn tỷ tại TP HCM 'tê liệt' giải ngân

Theo báo Đầu Tư, sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, lẽ ra, việc đầu tư hệ thống y tế của TP HCM cần phải “tăng tốc” để tránh “hụt hơi” như trong đợt dịch vừa qua. Thế nhưng, việc đầu tư hệ thống y tế vẫn gặp quá nhiều trắc trở. Trong 7 tháng của năm 2022, nhiều dự án bệnh viện của Thành phố có vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng nhưng lại không tiêu được đồng nào.

Điển hình là Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM, kế hoạch vốn đã giao năm 2022 là hơn 1.000 tỷ đồng, song đến ngày 31/7/2022, Dự án không giải ngân được đồng nào. Dự án này đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng hơn 3 năm nay, nhưng do trục trặc hồ sơ liên quan đến đất đai, nên đến nay, Dự án vẫn không giải ngân được.

Bi đát hơn, Dự án Xây dựng Trung tâm Điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) lại gặp rắc rối từ việc nhỏ nhất là chặt cây xanh cũng phải làm rất nhiều thủ tục nhiêu khê. Theo tìm hiểu của Báo Đầu tư, việc xây dựng Trung tâm Điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Nhi Đồng 2, do có một số cây xanh nằm trong ranh giới công trình, nên phải chặt hạ để lấy mặt bằng thi công, nhưng thủ tục xin chặt hạ cây xanh phải đi xin lòng vòng qua rất nhiều cấp.

Để được chặt cây xanh, Bệnh viện Nhi đồng 2 phải gửi văn bản đến Sở Xây dựng TP HCM xin “hạ” cây, rồi được sở này hướng dẫn thẩm quyền theo Văn bản 3421/UBND-ĐT ngày 5/9/2020 của UBND TP HCM thuộc thẩm quyền của UBND quận 1 (nơi bệnh viện xây dựng). Sau đó, Bệnh viện lại phải gửi văn bản đến UBND quận 1 để “xin” chặt hạ cây xanh, thì quận 1 hướng dẫn làm theo Văn bản số 3421/UBND-ĐT. Do phải gửi văn bản đi lòng vòng nhiều cấp, Dự án mất nhiều thời gian thực hiện.

Một nguyên nhân nữa khiến Dự án Bệnh viện Nhi đồng 2 có tiền mà không tiêu được là do vướng giải tỏa mặt bằng. Dự án này được Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1 thực hiện từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Sốt ruột về tiến độ Dự án, ngày 14/7/2022, chủ đầu tư có Văn bản số 1307/BVNĐ2-HCQT gửi HĐND TP HCM cùng UBND Thành phố và các sở, ngành có liên quan để xem xét sớm hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho Bệnh viện để xây dựng dự án.

Một dự án y tế quan trọng khác là Dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm y tế Tân Kiên (huyện Bình Chánh), vốn đã giao năm 2022 là hơn 277 tỷ đồng, nhưng cũng không giải ngân được đồng nào. Dự án này đang được điều chỉnh chủ trương đầu tư. Sau khi có nghị quyết của HĐND TP HCM điều chỉnh dự án thì mới tiến hành các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng. Do chưa giải tỏa được mặt bằng, nên dự án này chưa thể khởi công.

 Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM,
Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM vaacn chưa được giải ngân. Ảnh: Báo Đầu Tư

Ngoài các dự án nói trên, một loạt dự án nâng cấp bệnh viện giải ngân rất thấp trong 7 tháng năm 2022, như Dự án nâng cấp Bệnh viện Răng, hàm, mặt TP HCM giải ngân 0%; Dự án Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi giải ngân được 22,8%; Dự án Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn giải ngân được 19,6%.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, nguyên nhân các dự án y tế không giải ngân được do vướng giải phóng mặt bằng, sau đó là vướng mắc về thủ tục đầu tư. Đặc biệt, thời gian qua, giá xăng dầu tăng cao khiến giá vật liệu tăng “phi mã”, nhiều nhà thầu càng làm càng lỗ, nên tạm dừng dự án. Nhiều dự án sau dịch Covid-19 thiếu nhân công xây dựng trầm trọng, điển hình như Dự án Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, tổng mức đầu tư 1.854 tỷ đồng, nhưng chỉ có 120 công nhân thi công.

Đánh giá về hệ lụy chậm giải ngân vốn đầu tư công, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, đầu tư công giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy đầu tư của xã hội. Đầu tư công hiệu quả sẽ có kết cấu hạ tầng tốt cho người dân được hưởng thụ; ngược lại, nguồn vốn đầu tư công chậm giải ngân, thì nền kinh tế sẽ bị kìm hãm. Theo ông Doanh, thời gian qua, dù được thúc giục rất nhiều, nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất chậm. Những địa phương, bộ, ngành chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu.

Việc các dự án y tế tại TP HCM chậm giải ngân đồng nghĩa với việc dự án bị chậm tiến độ. Hiện tại, nhiều bệnh viện tại Thành phố đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu khám chữa, bệnh. Ví dụ, Bệnh viện Đa khoa huyện Hóc Môn, mỗi khi trời mưa nước lại ngập lênh láng, người dân và bác sĩ phải lội nước bì bõm. Do Bệnh viện Đa khoa huyện Hóc Môn xuống cấp nghiêm trọng, nên UBND TP HCM phải giao Sở Y tế phân tuyến khám chữa bệnh để giảm tải cho bệnh viện này.

VCCI: Đề nghị xem xét lại nhiều nội dung, quy định trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp về việc góp ý, thẩm định dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và trên cơ sở tiếp thu ý kiến từ doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần xem xét lại nhiều nội dung, quy định trong dự thảo Luật Đất đai trên cơ sở đối chiếu tính thống nhất với Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở.

Cụ thể là quy định người sử dụng đất là “cá nhân người nước ngoài” theo dự thảo, “cá nhân người nước ngoài” không được xem là người sử dụng đất; không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.

Trong khi đó, Luật Nhà ở 2014 đang quy định, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua “mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ”.

Còn Luật Kinh doanh bất động sản 2014 lại quy định “cá nhân nước ngoài được thuê các loại bất động sản để sử dụng; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở” tại khoản 2 Điều 14; “Việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất.” tại khoản 1 Điều 19.

Như vậy, theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài được thừa nhận quyền sở hữu nhà ở và như vậy là mâu thuẫn với nội dung dự thảo Luật Đất đai đang được thẩm định và lấy ý kiến góp ý. Điều này, dường như cũng chưa phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về "việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất”.

Mặt khác, còn có một vấn đề đặt ra là nếu người nước ngoài bán nhà cho người Việt Nam thì người mua có được thừa nhận quyền sử dụng đất không. Nếu không như quy định tại dự thảo thì vô hình chung quyền của người mua là người Việt Nam sẽ không được đảm bảo.

VCCI: Đề nghị xem xét lại nhiều nội dung, quy định trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
VCC đề nghị xem xét lại nhiều nội dung, quy định trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh minh họa

Từ những phân tích trên đây, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về người sử dụng đất đối với người nước ngoài để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn quy định “người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận …”. Trong khi đó, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản hiện thời lại quy định, chỉ trường hợp chủ đầu tư kinh doanh bất động sản kinh doanh bất động sản theo hình thức bán có sẵn thì mới cần phải có giấy chứng nhận. Các giao dịch mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là các trường hợp không yêu cầu phải có giấy chứng nhận. Như vậy là có bất hợp lý và VCCI, cũng đề nghị điều chỉnh lại quy định này để đảm bảo tính thống nhất giữa các luật.

Với các trường hợp cho thuê đất trả tiền đất một lần, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ nội dung: “Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê” thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Điều này có nghĩa là trường hợp này sẽ chỉ là Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm.

Trong khi đó, tại Điều 198 của dự thảo này lại quy định, tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm chỉ được “bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất khi có đủ điều kiện”. Như vậy, quy định này là chưa phù hợp với quy định về điều kiện của tài sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Bởi lẽ, theo Luật Kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư dự án bất động sản có quyền bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Điều kiện để bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh là có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng; có giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án. Trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

Trong khi đó, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định chủ đầu tư chỉ được bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất sau khi đáp ứng điều kiện là tài sản được tạo lập hợp pháp; đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận, trừ trường hợp phải thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành hoặc kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thanh tra, kiểm tra; đã ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng mà chưa khấu trừ hết vào tiền thuê đất phải nộp. Trên cơ sở đó, VCCI đề nghị điều chỉnh lại quy định này tại dự thảo để đảm bảo tính thống nhất.

Nội dung điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu vực đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng cần phải nghiên cứu lại.

Dự thảo quy định các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê. Nhưng Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ quy định các điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản. Đó là vấn đề không trùng khớp nhau giữa 2 đạo luật này, có thể gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp.

Trà Vinh kêu gọi đầu tư 9 dự án với số vốn hơn 4.000 tỷ đồng

UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành danh mục 9 dự án kêu gọi đầu tư du lịch năm 2022 với tổng vốn đầu tư dự kiến 4.006 tỷ đồng.

Dự án đầu tiên là Làng văn hóa – du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh có diện tích 5 ha tại Phường 8, TP. Trà Vinh và xã Lương Hòa, huyện Châu Thành.

Làng văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu trở thành điểm văn hóa, du lịch cấp quốc gia tạo thành điểm nhấn du lịch cho tỉnh Trà Vinh. Thực hiện chức năng bảo tồn và phát triển văn hóa Khmer tỉnh Trà Vinh theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời tạo ra các giá trị kết nối, giao lưu văn hóa, du lịch, thúc đẩy thương mại, tạo ra sản phẩm, dịch vụ du lịch mới.

Dự án có vốn đầu tư 25,9 tỷ đồng, vòng đời 20 năm. Hình thức đầu tư: Xã hội hóa với mô hình “xây dựng – sở hữu – kinh doanh”.

Dự án tiếp theo là Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động có diện tích 368ha tại xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải.

Khai thác các dịch vụ: khách sạn, nhà nghỉ, bãi tắm, thể thao dưới nước, ẩm thực, giải trí, tham quan…

Dự án có vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng, vòng đời 50 năm. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

Dự án Khu văn hóa – Du lịch Ao Bà Om có diện tích 64,78ha tại Ao Bà Om, phường 8, TP Trà Vinh.

Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước để liên kết với các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến với tỉnh Trà Vinh.

Dự án có vốn đầu tư 250 tỷ đồng, vòng đời 50 năm. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

Dự án Khu du lịch sinh thái Hàng Dương có diện tích 20 ha tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang.

Khu du lịch sinh thái biển, khu dịch vụ du lịch biển, ăn uống, tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại...

Dự án có vốn đầu tư 80 tỷ đồng, vòng đời 50 năm. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

Trà Vinh kêu gọi đầu tư 9 dự án với số vốn hơn 4.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Trà Vinh kêu gọi đầu tư 9 dự án với số vốn hơn 4.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Khu du lịch sinh thái Cù lao Tân Qui có diện tích 50ha tại xã Mỹ An Phú Tân, huyện Cầu Kè.

Khu du lịch vườn chuyên canh cây ăn trái đặc sản, khu dịch vụ du lịch, ăn uống, tham quan, nghỉ dưỡng.

Dự án có vốn đầu tư 250 tỷ đồng, vòng đời 50 năm. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

Khu Du lịch Khoán nóng Duyên Hải có diện tích 30ha tại Khóm Long Thạnh, phường 1, thị xã Duyên Hải.

Mời gọi đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và khu vui chơi giải trí hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, các thương gia, chuyên gia đang làm việctại tỉnh Trà Vinh, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Dự án có vốn đầu tư 600 tỷ đồng, vòng đời 50 năm. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

Khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị có diện tích 50,28ha tại ấp Long Trị, xã Long Đức, TP Trà Vinh.

Khu du lịch vườn chuyên canh cây ăn trái đặc sản, khu dịch vụ du lịch, ăn uống, tham quan, nghỉ dưỡng...

Dự án có vốn đầu tư 300 tỷ đồng, vòng đời 50 năm. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

Dự án Khu du lịch biển Ba Động có diện tích 368ha nằm trong Khu kinh tế Định An, thuộc xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải.

Nhằm khai thác tồi đa tiềm năng du lịch sinh thái, tạo tuyến, điểm du lịch liên kết trong vùng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Dự án có vốn đầu tư 500 tỷ đồng, vòng đời 50 năm. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

Dự án đầu tư khách sạn 4 – 5 sao tại trung tâm thành phố Trà Vinh có diện tích 368 ha. Trong đó, vị trí 1 nằm tại đường Phạm Ngũ Lão, phường 1, TP Trà Vinh (khu III Đại học Trà Vinh cũ); Vị trí 2 tại đường Bạch Đằng, phường 4, TP Trà Vinh (thu hồi của Công ty Phát triển nhà); Vị trí 3 tại đường Bách Đằng, phường 4, TP Trà Vinh (thu hồi của Công ty Cổ phần Xây lắp Xáng).

Mục tiêu của dự án là đầu tư khách sạn 4 – 5 sao đáp ứng nhu cầu phục vụ khách lưu trú. Về quy mô diện tích đất, vị trí 1 tại đường Phạm Ngũ Lão, phường 1, TP Trà Vinh có quy mô 4.582 m2; Vị trí 2 tại đường Bạch Đằng, phường 4, TP Trà Vinh quy mô 1.233 m2; Vị trí 3 tại đường Bạch Đằng, phường 4,

TP Trà Vinh quy mô 11.486 m2. Dự án có vốn đầu tư 300 tỷ đồng, vòng đời theo đề xuất của nhà đầu tư. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nhà đầu tư.

Phân khu thương mại và nhà ở tại dự án Arkadia Square ParkCity Hanoi có giá 46 tỷ đồng/căn

Arkadia Square là phân khu thuộc Khu đô thị Arkadia Square, có vị trí tại mặt tiền đường Lê Trọng Tấn và Nguyễn Trác, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Dự án nằm ngay bùng binh La Khê và cách tuyến đường Quang Trung chỉ khoảng 1 km.

Phân khu Arkadia Square có tổng diện tích 4,5 ha, được thiết kế xây dựng với loại hình nhà ở kết hợp với thương mại. Dự án cung cấp ra thị trường 6 khối nhà với số lượng 92 căn, và 1 tầng hầm chung để đỗ xe.

Các sản phẩm tại Arkadia Square bao gồm 92 căn nhà, trong đó: diện tích các căn điển hình là 8,1x18,5 m2 (khoảng 150 m2), cao 5 tầng, diện tích sàn xây dựng 750 – 850 đối với căn giữa và 880 – 1300 m2 đối với căn góc.

Phối cảnh các căn sản phẩm tại Arkadia Square
Phối cảnh các căn sản phẩm tại Arkadia Square.

Khu vực đỗ xe tại Phân khu Arkadia Square bao gồm 1 tầng và 1 hầm: tại tầng 1 với số lượng 121 chỗ; tầng hầm với 848 chỗ đỗ xe hơi và 1,337 chỗ đỗ xe máy.

Phân khu Arkadia Square được sở hữu những tiện ích nội khu như: được bao bọc bởi không gian của quảng trường, công viên và tuyến phố dạo bộ. Cùng với thiết kế tại đây, giúp cư dân trải nghiệm kinh doanh, mua sắm.

Chủ đâu tư dự án Phân khu Arkadia Square - ParkCity Hanoi là Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC), được thành lập ngày 17/01/2014, đặt trụ sở tại Khu đô thị ParkCity Hanoi, đường Lê Trọng Tấn, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

Ngày 22/3/2010, chủ đầu tư đã khởi công dự án Khu đô thị ParkCity Hanoi. Ngoài Phân khu Arkadia Square, ParkCity Hanoi còn sở hữu các phân khu khác như khu biệt thự The Mansions với 146 căn biệt thự và nhà liền kề.

Các sản phẩm tại Phân khu Arkadia Square có mức giá bán ban đầu khoảng 46 tỷ đồng/căn.